. 142 Nhất hệ tài phán
2.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng của cơ quan tài phán hành chính
Hệ thống xét xử của Cộng hoà Pháp gồm hai loại cơ quan tài phán độc lập với nhau (không tính cơ quan bảo hiến):
- Toà án tư pháp g ồ m tất cả các Toà án đật dưới sự giám sát của Toà phá án. Toà án tư pháp xét xử:
+ Các tranh chấp dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và áp dụng các nguyên tắc của luật dân sự, luật thương mại, luật lao động,...
+ Các trọng tội, khinh tội theo quy định của luật hình sự.
-T o à án hành chính mà Hội đổng nhà nước là cấp tối cao, giải quyết các tranh chấp giữa cơ quan hành chính với cồng dân.
Sự phân định thẩm quyển giữa hai loại Toà án này có thể gập khó khăn và được giải quyết bằng Toà án phân giải thẩm quyền được tổ chức dưới hình thức riêng theo Luật ngày 24 tháng 5 năm 1872. Toà án này đặt tại Hội đổng nhà nước, bao gổm một số lượng các Thẩm phán Toà phá án và thành viên Hội đổng nhà nước tương đương nhau. Các quyết định của Toà án này có hiộu lực pháp luật và không thể kháng án.
2.1.1. Lịch sử hình thành và chức năng của cơ quan tài phán hànhchính ở Cộng hoà Pháp chính ở Cộng hoà Pháp
Có thể nói Cộng hoà Pháp là nước có một lịch sử khá lâu đời trong việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính, từ hơn hai trăm năm nay. Hội đồng nhà nước Pháp (le Conseil d ’état) là tổ chức được thành lập tháng 12 năm 1799. Tuy nhiên, tổ chức hiện nay của Hội đồng nhà nước Pháp là kết quả của một quá trình phát triển thường xuyên bắt nguồn từ Hội đồng nhà vua (Viện nguyên lão của các Quốc vương dòng Capêla) từ thế kỷ xin, giữ vai trò tư vấn
cho nhà vua cả về các còng việc triều chính lẫn các việc về hành chính và tài chính. Vào thế kỷ XVII, một vài bộ phận của Hội đồng này được vua Lui xin
cải tiến, nhằm thực hiện một vài chức năng chuyên biệt, trong số đó, Hội đồng cơ mật được giao một phần chức năng tài phán xét xừ, dần dần hình thành hình ảnh ngày nay của Hội đổng nhà nước.
Năm 1661, do sự nghi ngờ của vua Lui XIV đối với nghị viện, đã thúc đẩy nhà vua đưa ra chỉ dụ quan trọng, cấm nghị viện trong tương lai có thẩm quyền vể các công việc hành chính.
Lúc này, các Đại pháp viện, một loại cơ quan toà án cao cấp có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ án, kể cả viộc xem xét tính hợp pháp của các hành vi của cơ quan quản lý. Các thẩm phán của Đại pháp viện can thiệp sâu vào hoạt động quản lý. Cơ quan quản lý nhiều khi bị tê liệt và hạn chế vì sự can thiệp này, đặc biệt là đối với những dự kiến cải cách. Những người tham gia cách mạng tư sản lúc bấy giờ phản đối cơ chế này vì họ coi như vậy là vi phạm nguyên tắc phân chia quyển lực, quyển lực tư pháp đã vượt ra khỏi phạm vi của mình và lấn sang quyền hành pháp. Quan điểm này được các nhà lập pháp ủng hộ. Đạo luật 16.24 tháng 8 năm 1790 ghi rõ chức năng xét xử là riêng biệt và tổn tại tách rời với chức năng quản lý hành chính. Các Toà án không thể làm rối loạn bất cứ hoạt động nào của cơ quan hành chính, cũng không được đưa ra trước Toà các nhà quản lý vì lý do cổng vụ của họ. Nếu không, sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội ra bản án trái pháp luật, sắc lệnh ngày 16 tháng Hoa quả năm thứ tám nhấn mạnh: “Cấm các Toà án phán xử các văn bản hành chính trong bất cứ lĩnh vực nào”. Các Toà án tư pháp không có thẩm quyền xét xử các tranh chấp hành chính, từ đó để ra nguyên tắc phân chia giữa quyển lực hành chính với quyền lực tư pháp. Các Toà án tư pháp không tiếp nhận để xét xử các tranh chấp về lĩnh vực hành chính. Tuy nhiên, việc trao quyển xét xử các tranh chấp hành chính cho chính bản thân cơ quan hành chính lại dẫn đến
một hệ quả đương nhiên là làm lẫn lộn giữa chức năng hành chính và chức năng tài phán. Có hai điểm hạn chế rõ ràng:
Một là, các nhà hành chính nhiều khi không phải là các luật gia vì thế phán quyết của họ không phải lúc nào cũng chính xác về phương diện pháp lý.
Hai là, quan trọng hơn cơ quan hành chính vừa là người bị kiện lại vừa là người xử kiện, vừa là người xét xử vừa là đương sự, họ là người có quyển phán xét hành vi của chính mình hoặc của cấp dưới. Như vậy, tính công bằng, vô tư có thể bị ảnh hưởng.
Để khắc phục tình trạng bất hợp lý đó, Pháp đã đưa ra một nguyên tắc quan trọng của nén hành chính, đó là nguyên tắc phân chia hành chính quản lý và hành chính tài phán với lý lẽ nền hành chính quốc gia thống nhất gồm hai hoạt động:
- Hành chính quản lý hay hành chính điểu hành: tức là toàn bộ hoạt động thường ngày của cơ quan hành chính trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Hành chính tài phán: là hoạt động xem xét tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính (tức là hành chính điểu hành) thông qua việc giải quyết các vụ kiộn của người dân khi họ phản đối quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền vì cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, gây thiột hại hoặc cản trở viộc thực hiện các quyển và lợi ích hợp pháp của họ đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm.
Hai mặt hoạt động này nhìn bề ngoài có vẻ như mâu thuẫn nhưng thực ra đều có mục đích chung là làm cho bộ máy công quyền ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Hệ thống hành chính phải thiết lập chế độ kiểm soát của cơ quan hành chính bằng việc thiết lập các cơ quan tài phán hành chính độc lập. Từ đó, Hội đổng nhà nước được thiết lập. Napôlêỏng Bônapac là người đã đề xướng ra việc Hội đồng nhà nước có chức nãng xét xừ
này. Đạo luật quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhà nước đã thể hiện quan niệm trên khi giao cho Hội đổng nhà nước có chức năng kép:
- Tham gia soạn thảo hoặc cho ý kiến đối với các dự án pháp luật.
- Giải quyết những “khó khãn” trong hoạt động cùa bộ máy hành chính. Chức năng thứ hai này chính là việc giải quyết các vụ kiện của công dân đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Tuy nhiên, Hội đồng nhà nước Pháp khi ra đời chưa phải đã là cơ quan tài phán hành chính thực thụ. Lúc đầu, Hội đổng nhà nước Pháp có trách nhiệm nhận các đơn kiện của công dân, tiến hành xem xét thẩm cứu và để nghị giải pháp cho vụ kiên để những người đứng đầu cơ quan hành chính quyết định. Thời kỳ này người ta gọi Hội đổng nhà nước có thẩm quyền xét xử hạn chế. Cho đến Đạo luật ngày 24 tháng 5 năm 1872, Hội đổng nhà nước mới có quyền tự mình đưa phán quyết đối với các tranh chấp hành chính, ra các bản án “nhân danh nhân dân Pháp”. Các Toà án hành chính ở cấp cơ sở cũng có quá trình hình thành tương tự như vậy.