Cơ quan tài phán hành chín hở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 47)

. 142 Nhất hệ tài phán

2.3.Cơ quan tài phán hành chín hở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

TRUNG HOA

2.3.1. Lịch sử hình thành và chức năng của cơ quan tài phán hành chính Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Trước đây, Trung Quốc không xây dựng hộ thống cơ quan tài phán hành chính. Các tranh chấp hành chính được giải quyết theo hệ thống thứ bậc trong

các cơ quan hành chính nhà nước. Cùng với quá trình cải cách mở cừa, do nhu cầu giải quyết tranh chấp ngày càng tăng, từ năm 1982, pháp luật Trung Quốc cho phép công dân có thể kiện ra Tòa án nhân dân các yêu cầu cần giải quyết trong những lĩnh vực mà văn bản pháp luật hành chính quy định. Các quy định của luật tố tụng dân sự được áp dụng khi giải quyết các vụ kiên hành chính này. Khoản 2 Điểu 3 Luật tố tụng dần sự Trung Quốc năm 1982 quy định đối với các tranh chấp hành chính mà luật quy định thuộc thẩm quyền Tòa án thì trình tự giải quyết theo quy định của Luật tố tụng dân sự. Ngày 01 tháng 10 nàm 1990, sau hơn một năm rưỡi thử nghiệm, Luật tố tụng hành chính Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực. Trong đó quy định Trung Quốc không lập ra một hệ thống Tòa án hành chính riêng mà ở ưong Tòa án nhân dân lập ra các Tòa chuyên trách về hành chính và áp dụng thủ tục quy định tại Luật tố tụng hành . chính. Đây là một sự kiộn rất quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật ở Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sừ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, một hệ thống cơ quan tài phán hành chính được thiết lập để kiểm tra các hoạt động hành chính. Điều này có tác động đến mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý.

Luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định rằng: “Phù hợp với quy định của Luật này, mọi công dân, pháp nhân hay tổ chức có quyền khởi kiộn đối với các hành vi hành chính cụ thể của một cơ quan hành chính nhà nước hay của một công chức hành chính, nếu họ cho rằng quyền lọi hợp pháp của mình bị xâm hại” (Điẻu 2). Điều này có hai ý nghĩa, một mặt khẳng định quyên khởi kiện của công dân, pháp nhân hay tổ chức, mặt khác Toà án buộc phải giải quyết các đơn kiện đối với các cơ quan hành chính nhà nước hay công chức hành chính theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điểu 3 Luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định: “Phù hợp với quy định của Luật này, các Toà án thực hiện quyẽn xét xử một cách độc lập, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của các cơ quan hành chính, các tổ

chức xã hội hay cá nhân nào”. Như vậy, quyển tài phán hành chính chỉ được giao cho các Toà án, không một cơ quan, tổ chức hay người nào có thể thay thế xét xừ hành chính. Hơn nữa, không một cơ quan, tổ chức xã hội hoặc một người nào được can thiệp vào hoạt động xét xử hành chính của Toà án.

Điều 5 Luật tố tụng hành chính Trung Quốc xác định nguyên tắc kiểm tra tính hợp pháp chỉ áp dụng đối với các vãn bản hành chính cụ thể. Một văn bản hành chính cụ thể là một quyết định hành chính được áp dụng cho một người, một số người hay một, một số tổ chức xác định, khác với văn bản hành chính có tính pháp quy. Điều này có nghĩa rằng, trong tố tụng hành chính, thẩm quyền của các Toà án hạn chế trong việc kiểm tra tính hợp pháp của một hành vi cụ thể. Toà án không xem xét cơ sở của các văn bản đó.

Mặc dù trên thực tế có sự bất bình đẳng giữa người quản lý và người bị quản lý nhưng trong tố tụng hành chính hai bên đểu bình đẳng. Điều 7 Luật tố tụng hành chính Trung Quốc ghi nhận nguyên tấc này.

Điêu 11 Luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định 8 loại viộc thuộc thẩm quyẻn xét xử của Toà án:

- Phản đối quyết định xử phạt hành chính: Phạt hành chính là một loại xử phạt do cơ quan hành chính, người có thẩm quyền thực hiện áp dụng đối với một cá nhân hoặc tổ chức khi vi phạm.

- Phản đối các biện pháp cưỡng bức: Các biện pháp này gồm hai loại. Thứ nhất là các biện pháp hạn chế quyền cá nhân, ví dụ: tạm giữ hành chính,... Thứ hai là liên quan đến tài sản của các cá nhân, tổ chức, ví dụ: niêm phong, phong toả, tạm giữ tài sản,...

- Tranh chấp liên quan đến việc vi phạm quyển tự chủ của công ty. Tự chủ về quản lý là một quyền cho phép các cổng ty hoặc các tổ chức kinh tế khác có quyền tự do sử dụng các nguồn nhân lực, vật chất, tài chính của mình và quản lý các sản phẩm của mình phù hợp với các nguyên tắc k ế hoạch của

- M ột số hành vi hành chính cụ thể mà thẩm quyển giải quyết tranh chấp thuộc cơ quan hành chính.

Như vậy, so với Cộng hoà Pháp, thẩm quyền xét xử của Toà án Trung Quốc trong lĩnh vực tố tụng hành chính hẹp hơn nhiểu.

Về trách nhiệm chứng minh, Luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định khác với Luật tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, các bên đều bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ, nguyên đơn có trách nhiệm thu thập chứng cứ để chứng m inh cho yêu cầu của mình. Trong tố tụng hành chính, cơ quan hành chính, người có thẩm quyền có nghĩa vụ chứng m inh tính đúng đắn hành vi của mình. Nói cách khác, dù người khởi kiện phản đối quyết định hành chính nhưng chính cơ quan hành chính, người có thẩm quyền có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ. Quy định này dựa trên cân cứ:

- Cơ quan hành chính, người có thẩm quyền phải có đầy đủ về mặt pháp luật và sự việc để chứng m inh cho hành vi của mình.

- Ý nghĩa của tố tụng hành chính là kiểm tra và đánh giá tính hợp pháp và tính chính xác của quyết định hành chính. Người khiếu kiên không thể nắm được toàn bộ căn cứ của quyết định hành chính, nếu buộc họ phải có nghĩa vụ chứng m inh thì khiếu kiộn có nguy cơ bị bác do có khó khăn vẻ chứng cứ.

Quy định này cũng lưu ý cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong khi thực thi chức trách của mình tránh việc ra các văn bản mà mình không có thẩm quyền.

Khiếu nại hành chính không phải là m ột trình tự bắt buộc. Người khiếu nại không buộc phải khiếu nại tới cơ quan hành chính trước khi khởi kiộn tại Toà án, họ có thể trực tiếp kiên ra Toà án. Tuy nhiên, nếu luật hoặc vãn bản pháp quy có quy định thì nó trở thành điều kiện bắt buộc.

Để khắc phục tình trạng trì trệ và sao nhãng của cơ quan hành chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan hành chính phải giải quyết khiếu nại trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại (Điểu 38).

Trong trường hợp không có sự thống nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, người khiếu nại có thể kiên ra Toà án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trả lời của cơ quan hành chính. Trường hợp cơ quan hành chính không trả lời, người khởi kiện có thể kiện ra Toà án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại hành chính.

Trong trường hợp khởi kiên trực tiếp, người khởi kiện phải khởi kiện đến Toà án trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo quyết định hành chính.

Nếu các thời hạn trên không được tôn trọng, Toà án có quyển từ chối xem xét vụ việc. Tuy nhiên, Luật tố tụng hành chính có dự liệu các trường hợp ngoại lệ, công dân, pháp nhân hoặc tổ chức khởi kiện không thể khởi kiộn trong thời hạn luật định do nguyên nhân bất khả kháng. Vì vậy, luật quy định người khởi kiện có thể đẻ nghị gia hạn thêm 10 ngày kể từ ngày trở ngại đó không còn. Nhưng Toà án có quyển chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị này.

Về thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Luật tố tụng hành chính Trung Quốc có một số quy định đạc biột: Khi công dân, pháp nhân hay tổ chức từ chối chấp hành bản án, cơ quan hành chính có thể yêu cầu Tòa án buộc họ phải thi hành. Nếu cơ quan hành chính không chấp hành bản án thì Tòa án có thể tiến hành các biộn pháp sau đây (Điều 65): liên hệ với ngân hàng để giải quyết việc bổi thường thiệt hại; quyết đinh mức phạt từ 50 đến 100 nhân dân tệ mỗi ngày nếu bản án không được thi hành đúng thời hạn; đề nghị các biộn pháp khác với cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan kiểm tra kỷ luật cán bộ của cơ quan liên quan. Cơ quan nhận được để nghị phải xem xét vụ việc và thông báo kết quả cho Tòa án; nếu việc không thi hành có nhiều tình tiết nghiêm trọng đến mức tội phạm, Tòa án có thể tiến hành khởi tố đối với những người có trách nhiộm.

2.3.2. Tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở Cộng hòa nhàn dân Trung Hoa

ỏ Trung Quốc, có hai loại Tòa án: Tòa án thường và Tòa án đạc biệt như Tòa án đường biển, Tòa án đường sắt,... đây là những Tòa án có tính chuyên biệt hóa. Theo Luật Tòa án nhân dân Trung Quốc, các Tòa án thường được chia thành bốn cấp:

- Các Tòa án cơ sở: được tổ chức ở cấp huyện. - Các Tòa án trung cấp: được tổ chức ở cấp tỉnh. - Các Tòa án cao cấp: được tổ chức ở cấp vùng. - Ở trung ương có Tòa án nhân dân tối cao.

Luật tố tụng hành chính Trung Quốc quy định Trung Quốc không lập ra một hệ thống cơ quan xét xử hành chính riêng biột mà lập ra Tòa chuyên trách về hành chính trong Tòa án nhân dân.

Các Tòa án cấp cơ sờ có thẩm quyẻn giải quyết sơ thẩm. Điểu đó có nghĩa là trừ những trường hợp ngoại lộ thuộc thẩm quyển sơ thẩm của Tòa án cấp trên, Tòa án cấp cơ sở có thẩm quyền đối với mọi vụ kiện hành chính theo quy định của pháp luật.

Tòa án trung cấp xét xừ sơ thẩm đối với các vụ việc liên quan đến bằng phát minh sáng chế, các quyết định của hải quan. Đây là những vụ việc đòi hỏi sự hiểu biết khá sâu, những vụ việc này nhìn chung phức tạp và khó khăn đối với Tòa án cấp cơ sở. Ngoài ra, Tòa án trung cấp cũng giải quyết toàn bô những vụ viộc quan trọng trong phạm vi phụ trách của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tòa án cao cấp có thẩm quyển xét xừ sơ thẩm đối với các vụ việc đặc biệt quan trọng.

Tòa án tối cao xét xừ sơ thẩm đối với các vụ việc quan trọng đặc biệt trong phạm vi toàn quốc (Điều 16).

Tuy vậy, luật pháp Trung Quốc không ấn định các tiêu chuẩn cụ thể cho phép xác định tính chất quan trọng của từng vụ việc. Trên thực tế, Tòa án tối cao và Tòa án cao cấp rất hiếm khi xét xử sơ thẩm. Hầu hết các vụ việc được đưa ra xét xử sơ thẩm tại Tòa án cấp cơ sở và Tòa án trung cấp.

Luật quy định về nguyên tắc chung, Tòa án có thẩm quyền giải quyết một vụ việc là Tòa án nơi cơ quan có hành vi hành chính cụ thể bị kiện. Trong trường hợp trước đó có khiếu nại hành chính thì là Tòa án nơi có cơ quan đã sửa đổi quyết định bị kiện. Luật cũng dự liệu trường hợp ngoại lộ khi khởi kiện các biện pháp cưỡng chế hạn chế quyền cá nhân. Tòa án nơi có trụ sở cơ quan hành chính hoặc Tòa án nơi của người khởi kiện sẽ giải quyết (Điều 18). Quy định này xuất phát từ việc cho rằng tự do cá nhân của người khởi kiện đã bị hạn chế. Như vậy, quyền tham gia vào vụ kiện đã bị ảnh hưởng vì vậy quy định Tòa án nơi có trụ sở của cơ quan hành chính bị kiện có thẩm quyền giải quyết là bất lợi cho người khởi kiộn.

Luật tố tụng có quy định đối với các tình huống cụ thể, khi Tòa án có thẩm quyển không giải quyết vì những lý do cá biột, Tòa án cấp trên có thể chỉ định một Tòa án khác. Khi có sự tranh chấp giữa các Tòa án, Tòa án cấp trên sau khi tham khảo ý kiến, giải quyết tranh chấp bằng cách chỉ định một Tòa án đứng ra giải quyết.

2.4. Cơ QUAN TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở HÀN QUỐC

Hàn Quốc công bố Hiến pháp đầu tiên vào ngày 17 tháng 7 năm 1948 đã quy định vé nguyên tắc phân quyển. Đổng thời, Quốc hội ban hành các đạo luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự và Luật tổ chức Tòa án vào năm 1949, làm cơ sở thiết lập một hộ thống tư pháp.

Hàn Quốc là đất nước theo mô hình nhất hệ tài phán, nghĩa là chỉ có m ột hệ thống Tòa án, có thẩm quyén xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính,...; không có một hộ thống tài phán hành chính riêng chuyên xét xử các

khiếu kiện hành chính. Theo Luật tổ chức Tòa án, hệ thống tư pháp Hàn Quốc được tổ chức theo ba cấp:

- Tòa án tối cao; - Tòa án cao cấp;

- Tòa án khu vực, Tòa án gia đình.

Toà án tối cao, cơ quan xét xừ cao nhất của Hàn Quốc, gồm một Chánh án và 13 thẩm phán. Chánh án Tòa án tối cao chịu trách nhiệm quản lý các công việc của Tòa án, không tham gia vào hoạt động xét xử với tư cách là một thẩm phán trong suốt nhiệm kỳ. Các vụ viộc đưa ra Tòa án tối cao sẽ do Hội đổng thẩm phán (gồm toàn bộ các thẩm phán của Tòa án tối cao) hoặc do Ưỷ ban thẩm phán (gồm từ ba đến bốn thẩm phán) xét xử. Mỗi thẩm phán Tòa án tối cao có một thẩm phán giúp viộc. Ngoài ra, có từ 20 đến 30 thẩm phán nghiên cứu. Với thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, Tòa án tối cao có thẩm quyền xem xét và giải quyết các đơn kháng án phán quyết của Tòa án cao cấp, Tòa án khu vực hay Tòa án gia đình. Ngoài ra, có thẩm quyền riêng để giải quyết các vụ viộc có liên quan đến hiệu lực của cuộc bầu cử Tổng thống hay đại biểu Quốc hội. Phán quyết của Tòa án tối cao không áp đặt tiển ỉộ với những vụ án có tính chất tương tự sau đó, nhưng cách giải thích luật trong một vụ án của Tòa án tối cao áp đặt hiệu lực với Tòa án cấp dưới khi vụ án được gửi trả.

Tòa án cao cấp, là cấp xét xử trung gian giữa Tòa án tối cao và Tòa án khu vực, Tòa án gia đình. Tòa án cao cấp có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán quyết của bộ phận chuyên trách của Tòa án khu vực, Tòa án gia đình. Riêng đối với các vụ kiện hành chính, Tòa án cao cấp là cấp xét xử sơ thẩm. Hiện nay, Hàn Quốc có năm Tòa án cao cấp tại năm thành phố chính: Xêun, Tagu, Pusan, Kacgu và Tagiông. Chánh án của Tòa án cao cấp chỉ chịu trách nhiệm giám sát các công viộc hành chính của Tòa. Mỗi Tòa án cao cấp có các bộ phận chuyên trách để xét xử các vụ việc (ba thẩm phán). Có ba bộ phận

chuyên trách dân sự, hình sự và đặc biệt. Bộ phận đặc biệt chuyên xét xử các vụ kiện hành chính.

Tòa án khu vực và Tòa án gia đình: có 13 Tòa án khu vực và một Tòa án gia đình tại Xêun. Tòa án gia đình chuyên xét xử các vấn đê thuộc vể gia đình hay vị thành niên, ở các khu vực khác không có Tòa án gia đình. Tòa án khu vực chủ yếu nằm ở thủ phủ các tỉnh. Tòa án khu vực không phân theo địa giới hành chính. Có thể một tỉnh, hai tỉnh hay ba tỉnh mới có một Tòa án khu vực. Thông thường, một vụ việc đưa ra Tòa án khu vực sẽ do một thẩm phán xét xử. Tuy nhiên, các bộ phận chuyên ưách gồm ba thẩm phán sẽ xét xử trong một số trường hợp như: các vụ mà bộ phận chuyên trách quyết định là thuộc thẩm

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 47)