. 142 Nhất hệ tài phán
2.1.2. Tổ chức cơ quan tài phán hành chín hở Cộng hoà Pháp
Trước kia cơ quan tài phán hành chính của Pháp chỉ có hai cấp ở trung ương là Hội đổng nhà nước, ở cơ sở có các Toà án hành chính liên tỉnh. Đặc điểm quan trọng của cơ quan tài phán hành chính Pháp và các nước theo mô hình Pháp là được giao thêm chức năng tư vấn pháp lý. Chức năng này thể hiộn rất rõ ở Hội đồng nhà nước. Đến nay cơ quan tài phán hành chính Pháp có ba cấp:
- Hội đổng nhà nước;
- Toà án hành chính phúc thẩm;
- Toà án hành chính sơ thẩm liên tỉnh.
Các Toà án hành chính phúc thẩm mới chỉ được lập ra từ vài năm trở lại đây theo Luật năm 1987 và bắt đầu hoạt động từ năm 1989. Từ đó, Hội đổng nhà nước chủ yếu thực hiện chức năng giám đốc thẩm (phá án). Hiện nay, do
các vụ việc khởi kiện hành chính ngày càng tâng, đật ra yêu cầu cần lập thêm một vài Toà án ớ cấp phúc thẩm để đáp ứng được yêu cầu của tình hình, giảm bớt số đơn thư tồn đọng.
Ngoài hộ thống Toà án hành chính chung, ở Pháp còn có một số cơ quan tài phán hành chính chuyên trách:
- Thẩm kế viện;
- Toà án kỷ luật tài chính và ngân sách;
- Các cơ quan tài phán hành chính có tính chất nghề nghiệp: Hội đổng cao cấp các thẩm phán, Hội đồng cao cấp vể giáo dục quốc gia, Hội đồng quốc gia các thầy thuốc.
Các cơ quan tài phán hành chính chuyên trách này chịu sự giám đốc của Hội đổng nhà nước, có nghĩa là các quyết định của các cơ quan này có thể bị .phản đối và Hội đồng nhà nước sẽ xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm (phá án)
và ra phán quyết cuối cùng.
Tổ chức của Hội đồng nhà nước:
Để đảm đương được chức năng kép (xét xử hành chính và tư vấn pháp lý), Hội đồng nhà nước được chia thành sáu Ban, năm Ban hành chính và một Ban tố tụng. Năm Ban hành chính bao gồm:
- Ban Nội vụ; - Ban Tài chính; - Ban Công chính; - Ban Xã hội;
- Ban Tổng hợp và nghiên cứu.
Với tư cách là cố vấn pháp lý, Hội đồng nhà nước đưa ra ý kiến vể các dự luật mà Chính phủ chuẩn bị trình Nghị viện, cả về nội dung và hình thức vãn bản. Đôi khi Chính phủ cũng giao cho Hội đổng nhà nước nghiên cứu một số vấn đề nào đó nếu thấy cần thiết nhằm có những sự thay đổi kịp thời làm cho bộ máy hành pháp vận hành tốt hơn, có hiệu quả hơn.
Ban tố tụng là cơ quan thông qua đấy mà Hội đổng nhà nước thực hiện chức năng tài phán hành chính tối cao. Vói tư cách này, Hội đồng nhà nước có thẩm quyển giải quyết tất cả các tranh chấp có thể nảy sinh trong hoạt động của nền hành chính nhà nước hoặc bằng cách trực tiếp hoặc theo trình tự giám đốc thẩm. Trong mọi trường hợp kể trên, phán quyết của Hội đồng nhà nước là quyết định cuối cùng:
- Quyết định này không thể bị kháng án trước một cơ quan khác. - Quyết định này không thể bị sửa đổi bởi một cơ quan khác.
Để thực hiện chức năng tài phán hành chính tối cao do Ban tố tụng Hội đổng nhà nước đảm nhiệm, Ban tố tụng lại được chia thành 10 Tiểu ban. Các Tiểu ban chính là bộ phận cơ sở, chịu trách nhiệm thẩm cứu các vụ việc gửi đến thuộc thẩm quyển xét xử của Hội đổng nhà nước. Có một sự phân công tương đối theo lĩnh vực cho các Tiểu ban. Tuỳ tính chất và mức độ phức tạp của vụ kiộn mà nó được xét xử ở các cơ quan khác nhau:
- Hoặc là do Tiểu ban đã thẩm cứu đứng ra xét xử;
- Hoặc là do Tiểu ban đã thẩm cứu phối hợp với một Tiểu ban khác để xét xử;
- Các vụ việc quan trọng được đưa ra xét xử tại Ban tố tụng;
- Các vụ việc đặc biệt quan trọng được xét xử tại Hội đổng tố tụng. Hội đổng tố tụng là cơ quan xét xử cao nhất do Phó Chủ tịch Hội đổng nhà nước lãnh đạo gổm: sáu Trưởng ban, ba Phó ban tố tụng, Trưởng tiểu ban mà bản thuyết trình được giao đảm nhiệm, thuyết trình viên vụ việc đó. Hội đổng tố tụng chỉ họp khi có chửi thành viên. Khi biểu quyết, trường hợp ý kiến ngang nhau thì ý kiến có phiếu của Chủ tịch Hội đổng tố tụng (Phó Chủ tịch Hội đổng nhà nước) có giá trị hơn.
Hội đồng nhà nước sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ kiện quan trọng, trong một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật:
- Khiếu nại đòi huỷ bỏ các nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp quy cùa các bộ trưởng;
- Các tranh chấp liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân công chức được bổ nhiệm bởi sắc lệnh của Tổng thống;
- Các văn bản hành chính đơn phương mà phạm vi áp dụng vượt quá thẩm quyền của một Toà án hành chính nào đó.
- Các tranh chấp phát sinh ngoài lãnh thổ thuộc thẩm quyén xét xử của các Toà án hành chính.
Hội đổng nhà nước giám đốc thẩm các loại án có hiệu lực của Toà án hành chính cấp dưới (phải được sự chấp nhận của Uỷ ban xem xét đcm xin giám đốc thẩm).
Các thành viên Hội đồng nhà nước là những công chức tập hợp thành một tổ chức được điều chỉnh bởi quy chế riẻng.
Tổ chức gồm có 201 thành viên đương chức: - Một Phó Chủ tịch;
- Sáu Trưởng ban;
- Bảy mươi chửi Cố ván nhà nước; - Tám mươi mốt Thẩm sát viên;
- Ba mươi tư Chuyên viên pháp lý chia làm bậc một và bậc hai.
Ngoài ra, còn có mười hai cố vấn đặc biệt không phải là thành viên chuyên trách của Hội đồng nhà nước, được bổ nhiệm với nhiệm kỳ bốn năm và không được tái bổ nhiộm.
Các chuyên viên bậc hai chỉ được tuyển chọn trong số các sinh viên tốt nghiộp loại giỏi trường Hành chính quốc gia. Thông thường, sau mười tám tháng các chuyên viên bậc hai được bổ nhiệm làm chuyên viên bậc một.
Về Thẩm sát viên: Chính phủ chọn ba phần tư tổng số Thẩm sát viên trong cơ quan Hội đổng nhà nước, còn một phần tư Chính phủ chỉ định trong
số những viên chức ngoài Hội đồng nhà nước nhưng phải qua ít nhất mười năm làm công chức.
v ể Cố vấn nhà nước: hai phần ba Cố vấn Hội đồng nhà nước được chọn trong số các Thẩm sát viên, còn một phần ba do Chính phủ chọn trong số viên chức ngoài Hội đổng nhà nước, trên bốn lãm tuổi. Một phần mười tám số Cố vấn nhà nước và một phần mười sáu Thẩm sát viên của Hội đổng nhà nước được dành cho các Thẩm phán và Chánh án các Tòa án hành chính.
Sự bổ nhiệm các Thẩm sát viên và Cố vấn nhà nước từ bên ngoài nhằm đưa vào các hoạt động của Hội đồng nhà nước những nhân vật có nhiều kinh nghiệm vè nghề nghiộp, khi cần thiết có thể bổ sung cho các thành viên khác của Hội đổng nhà nước.
Các Cố vấn đặc biệt được Chính phủ lựa chọn trong số những người tài giỏi trong các lĩnh vực hoạt động nhà nước khác nhau để mở rộng khả năng hiểu biết trong mọi lĩnh vực của Hội đổng nhà nước. Các Cố vấn loại này không thực thi bất cứ một chức nâng xét xử nào. Bởi vì, trong thời gian được chỉ định làm Cố vấn đặc biệt Hội đổng nhà nước họ vẫn tham gia hoạt động nghề nghiệp của mình.
Lãnh đạo Hội đổng nhà nước là Phó Chủ tịch Hội đổng nhà nước. Thực tế, Phó Chủ tịch là người thực hiện toàn bộ quyển lực không chia sẻ của người đứng đầu tổ chức. Ông ta lãnh đạo các phiên họp của Hội đổng toàn thể, điều hành hoạt động của Hội đổng nhà nước,... Ông ta có thể đình chỉ tất cả các biện pháp hành chính liên quan đến hoạt động chung của Hội đồng nhà nước. Với sự giúp đỡ của Tổng thư ký, ổng ta có quyền lực đối với từng viên chức Hội đồng nhà nước. Tuy nhiên, ông ta không được gọi là Chủ tịch vì cũng như tên gọi: Cố vấn, Thẩm sát viên,... là các tên gọi cũ, đây là lịch sử để lại. Thời trước, Chủ tịch Hội đồng nhà nước là nhà vua dù khi nhà vua không có mặt tại cuộc họp cũng vậy. Hiện nay, viộc không có chức danh Chủ tịch không chỉ thể hiện niềm tự hào vể sự lâu đời mà cũng thể hiện Hội đổng nhà nước là một cơ
quan cao cấp của nhà nước. Điểu này thể hiện bằng việc hàng năm chính Phó Chủ tịch Hội đổng nhà nước nhân danh toàn thể các cơ quan hành chính, dân sự đọc lời chúc mừng năm mới tới Tổng thống nước Cộng hòa. Cũng có ý kiến cho rằng Chủ tịch Hội đổng nhà nước là Thủ tướng hoặc Bộ trường Tư pháp. Ý kiến này xuất phát từ chỗ, theo luật định, Thủ tướng hoặc khi Thủ tướng vắng mặt thì Bô trưởng Tư pháp có thể Chủ tọa Hội nghị toàn thể của Hội đổng nhà nước tại các cuộc họp các cố vấn thảo luận các vấn đề không mang tính chất tố tụng. Điểu này nhấn mạnh rõ nét sự phụ thuộc của Hội đồng nhà nước vào cơ quan trung ương nhà nước nhưng không có nghĩa là Thủ tướng có quyền quản lý và điểu hành trực tiếp Hội đồng nhà nước. Thủ tướng hoặc Bộ trường Tư pháp thường nhân dịp mới nhận chức đến chủ tọa một phiên họp mang tính nghi thức.
Tổ chức các Toà án hành chính phúc thẩm:
Có năm Toà án hành chính phúc thẩm. Toà án phúc thẩm do cố vấn nhà nước lãnh đạo (Chánh án là thành viên Hội đồng nhà nước). Mỗi Toà án hành chính phúc thẩm chịu trách nhiệm xử phúc thẩm các bản án, quyết định của một số Toà án hành chính sơ thẩm. Trong Toà án hành chính phúc thẩm thường chia làm hai bộ phận: một bộ phận chuyên về thuế và bộ phận kia đảm nhận các tranh chấp khác.
Khác với Hội đổng nhà nước, Toà án hành chính phúc thẩm hầu như không có nhiộm vụ tư vấn pháp lý mà chỉ thực hiộn chức năng tài phán hành chính.
Các Toà án hành chính sơ thẩm:
Toà án hành chính sơ thẩm được tổ chức liên tỉnh (Pháp có 96 tỉnh), có thẩm quyền sơ thẩm tất cả các vụ kiện hành chính trừ những việc thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Hội đổng nhà nước.
Về Thẩm phán hành chính:
Thẩm phán cơ quan tài phán hành chính Pháp chủ yếu được tuyển chọn trong số các học sinh trường Hành chính quốc gia (ENA) là trường chuyên đào
tạo công chức cao cấp cho bộ máy hành chính. Như vậy, thẩm phán hành chính có chuyên môn sâu về quản lý công và luật hành chính. Ngoài ra, một số được tuyển chọn từ công chức các cơ quan hành chính nhà nước đã qua một số năm cổng tác và có bằng đại học.
Trước kia, thẩm phán hành chính do Bộ Nội vụ quản lý, từ năm 1987, Hội đồng nhà nước trực tiếp quản lý nhân sự của các Toà án hành chính [15, tr. 26].