Một số vướng mắc trong cơ chế giảiquyết khiếu kiện hành chín hở

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 63)

. 142 Nhất hệ tài phán

3.2.Một số vướng mắc trong cơ chế giảiquyết khiếu kiện hành chín hở

3.2.1. Khái quát về cơ chẻ giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta

Nghiên cứu lịch sừ Việt Nam thời phong kiến ta thấy, các vị vua hiẻn đều quan tâm đến nguyên vọng của dân. Sử cũ còn ghi vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) thường tổ chức các chuyến đi kinh lý vẻ các vùng quẻ để gần dân và xem xét việc dân. Một số triều đại phong kiến thịnh trị đã tạo điều kiện để thần dân có thể bày tỏ ý nguyện với triều đình. Năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông, nhà vua đã đặt hai bên tả hữu thểm rồng (tức Long Trì) hai lầu chuông đối nhau để nhân dân ai có việc kiện tụng, oan uổng thì đánh chuông lên. Nãm 1158, đời vua Lý Anh Tông (1137 - 1175), nhà vua ra lộnh cho đặt một cái hòm ở giữa sân để ai muốn trình bày viộc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293) còn cho phép dân thường được tâu bày những điẻu oan ức trực tiếp với vua khi nhà vua xa giá đi kinh lý. v ề mặt tổ chức, nhà Lý phong các chức tả hữu gián nghị đại phu với tư cách là những viên quan có thẩm quyẻn can gián nhà vua khi vua mắc sai lầm. Đến nhà Trần đặt ra ngự sử đài có nhiộm vụ: đàn hạch các quan, nói bàn vể chính sự hiện thời, phàm các quan làm trái phép, chính sự hiộn thời có thiếu sót đểu được xét hoặc trình bày, cũng là xét bàn vể thành tích của các nha môn, đề lĩnh, phủ đoãn, trần thủ, hữu thủ, thừa ty và xét hỏi các vụ kiộn về người quyền quý ở kinh ức hiếp, vế người cai quản hà lạm. Các triểu đại phong kiến thịnh trị có luật lộ quy định dân có quyền làm đơn và gửi đơn trình bày khiếu nại, oan ức [13, tr. 356-358].

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay từ khi ra đời đã rất quan tâm đến quyền khiếu nại của nhân dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Hổ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Điều 1 Sắc lệnh ghi Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiộm là đi giám sát tất cả công việc và các nhân viên của uỷ ban nhân dân và các cơ

quan của Chính phù. Điểu 2 quy định: nhận đơn khiếu nại của nhân dân; điẻu tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan cùa Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát. Hồ Chủ tịch thường xuyên nhắc nhở: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa Nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn” [12, tr. 5]. Hiến pháp năm 1959 đã dành riêng một điều quy định vẽ quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo, bảo vộ quyền lợi cho người dân. Điều 29 Hiến pháp nãm 1959 quy định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nhà nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước. Những viộc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiột hại vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan nhà nước có quyển được bổi thường” [2].

Điếu 73 Hiến pháp 1980 tiếp tục ghi nhận quyến khiếu nại, tố cáo của công dân: “ Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước vể những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó.

Các điểu khiếu nại và tố cáo phải được xem xét và giải quyết nhanh chóng.

Mọi hành động xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bổi thường.

Điéu 74 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Công dân có quyền khiếu nại, quyển tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyển vể những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

Viộc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.

Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường vé vật chất và phục hồi danh dự.

Nghiêm cấm viộc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác” [4].

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Hiến pháp, ngày 02 tháng 12 năm 1998, Quốc hội khóa X kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật khiếu nại, tố cáo. Tiếp đó, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đổi mới đất nước, giải quyết có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của công dân, Luật khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội khóa XI sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, năm 2005.

Nhằm giải quyết các khiếu kiện của công dân nhanh chóng, kịp thời, khách quan, ngày 28 tháng 10 năm 1995 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ mười đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Theo đó thành lập phân Tòa hành chính trong Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án hành chính ở Tòa án nhân dân cấp huyên. Như vậy, với quy định này ở nước ta đã hình thành cơ quan tài phán hành chính và theo mô hình nhất hộ tài phán.

Để đảm bảo giải quyết các vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, ngày 21 tháng 5 năm

1996 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Pháp lệnh này được sửa đổi, bổ sung một số điêu theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điểu của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 nảm 1998, ngày 05 tháng 4 năm 2006.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay như sau:

3.2.1.1. Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính

Có thể nói cho đến nay, cơ chế và phương thức giải quyết khiếu nại hành chính bằng con đường hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước vẫn là phương thức chủ yếu để giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay. Cơ ch ế này đã được hình thành từ khá lâu và cùng với thực tiễn cơ chế này cũng có những thay đổi để phù hợp. Sự thay đổi đó vừa thể hiộn quá trình hoàn thiên và nâng cao hiộu quả hoạt động của cơ chế nhưng cũng đổng thời thể hiện sự cân nhắc trong viộc xử lý những vấn đẻ đang đặt ra của tình hình mới.

Hiộn nay, các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại có trong nhiều văn bản pháp luật quản lý chuyên ngành. Ở đây chỉ phân tích một cách khái quát thẩm quyền, cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính nói chung thuộc vể các cơ quan hành chính nhà nước hay cụ thể hơn là thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước. Pháp luật khiếu nại, tố cáo quy định như vậy là vì:

- Vụ việc mà cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Điểu 1 Luật khiếu nại, tố cáo

(được sửa đổi, bổ sung một số điẻu năm 2004, năm 2005) (sau đây gọi chung là Luật khiếu nại, tố cáo) quy định: “ 1. Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính

nhà nước, của người có thẩm quyẻn trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyển, lợi ích hợp pháp của mình...”.

- Cơ quan hành chính nhà nước có đủ khả nảng để giải quyết những khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức, có thể là huỷ bỏ hay sửa đổi quyết định đã bị khiếu nại nếu thấy trái pháp luật, quyết định bồi thường vật chất cho người khiếu nại hay áp dụng những biện pháp mà cơ quan hành chính cho là cần thiết để bảo đảm cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện được quyển và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật khiếu nại, tố cáo từ Điều 19 đến Điều 29 đã quy định cụ thể về thẩm quyển giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể nêu khái quát bao gổm: giải quyết khiếu nại lần đầu, giải quyết khiếu nại lần hai.

- Giải quyết khiếu nại lần đầu: Theo quy định tại Điểu 30 Luật khiếu nại, tố cáo thì: “Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có cẫn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần đầu thuộc vể chính thủ trưởng cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Có thể hiểu đó là quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính thủ trưởng cơ quan đó hoặc của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý trực tiếp. Đây là quy định có tính chất k ế thừa các quy định trước đây. Trong quá trình thảo luận dự thảo luật, có nhiều ý kiến xung quanh vấn để này. Có ý kiến phản đối việc giao thẩm quyẻn giải quyết khiếu nại lần đầu cho chính thủ trưởng cơ quan có quyết định, hành vi bị khiếu nại vì cho rằng như vậy không bảo đảm tính khách quan. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đé nghị nẻn giao thẩm quyển cho cơ quan bị khiếu nại với ý nghĩa tạo ra

một “cơ hội” để trong quá trình tranh chấp, hai bên - người khiếu nại và cơ quan có quyết định, hành vi bị khiếu nại - có thể tự xem xét lại. Cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có thời gian xem xét lại quvết định, hành vi của mình trước những căn cứ, lý lẽ, yêu cầu của người khiếu nại, nếu thấy quyết định, hành vi của mình không đúng thì “tự sửa chữa”. Chính vì vậy trong Luật có quy định nhấn mạnh đến việc gặp gỡ, trao đổi, đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại ở cấp giải quyết khiếu nại lần đầu. Điểu 37 Luật khiếu nại, tố cáo quy định: “Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyển tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại...”.

- Giải quyết khiếu nại lần hai:

Luật khiếu nại, tố cáo quy định sau khi khiếu nại không được giải quyết trong thời hạn luật định hoặc không đổng ý với quyết định giải quyết lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của cấp đã giải quyết lần đầu. Cơ sở của viộc quy định cấp có thẩm quyển giải quyết lần hai là căn cứ vào đặc điểm của nển hành chính là được tổ chức theo thứ bậc hành chính. Cơ quan hành chính cấp trên có quyẻn hạn chỉ đạo hay sửa đổi, bổ sung hoặc thay th ế quyết định của cơ quan hành chính cấp dưới.

Trước đây có quy định sau cấp giải quyết khiếu nại lần đầu có cấp giải quyết khiếu nại lần tiếp theo và có giải quyết khiếu nại cuối cùng. Cấp có thẩm quyền giải quyết tiếp theo vừa xác định (là cấp trên trực tiếp) vừa không xác định là mấy cấp. Chính vì vậy có quy định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là quyết định có hiệu lực thi hành và người khiếu nại khồng được quyền khiếu nại tiếp. Để hoàn thiện cơ chế giải

quyết khiếu nại và đáp ứng yêu cầu hội nhập, các quy định này đã được sửa đổi.

3.2.1.2. Cơ chế giải quyết khiếu kiện h à n h ch ín h tại Toà án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự ra đời của cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính tại Toà án là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi. Trước đây, các khiếu nại hành chính chủ yếu được giải quyết tại các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhằm giải quyết các khiếu nại hành chính có hiệu quả hơn, vào đầu những năm 1990, chúng ta đã nghiên cứu mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính. Thanh tra nhà nước đã tổ chức nghiên cứu hai đề tài khoa học về vấn đề này (một đề tài khoa học cấp bộ: Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống Toà án hành chính ở Việt Nam, một để tài khoa học độc lập cấp nhà nước: Toà án hành chính - Những vấn đề lý luận và thực tiễn). Vấn đề tài . phán hành chính và sự thiết lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng của quá trình nghiên cứu cải cách nền hành chính. Phương án đầu tiên đề nghị tổ chức cơ quan tài phán hành chính thành một hộ thống thuộc Thủ tướng Chính phủ nhưng độc lập với các cơ quan hành chính với tên gọi là Viên tài phán hành chính. Phương án này xây dụng trên quan điểm coi hành chính tài phán cùng với hành chính quản lý là một nội dung thống nhất trong nền hành chính. Tổ chức như vậy bảo đảm sự thống nhất của nền hành chính, giúp cho Viện tài phán hành chính đưa ra được các phán quyết nhanh chóng, kịp thời. Đổng thời bảo đảm hoạt động tài phán không cản trở hoạt động quản lý. Đặt cơ quan tài phán hành chính trong nền hành chính, thuộc Thủ tướng Chính phủ, tạo ra cơ chế kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ hoạt động của cơ quan hành chính quản lý. Hiệu lực thi hành bản án hành chính được bảo đảm bời quyền lực của Thủ tướng Chính phủ [18, tr. 71, 72].

Các ý kiến chủ yếu tập trung vào mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính, xoay quanh viộc phân tích các ưu nhược điểm, những thuận lợi và khó

khăn, tính phù hợp và không phù hợp của từng mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ tám đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân trong đó quy định Toà án nhân dân có thẩm quyén xét xử các vụ án hành chính.

Về mật tổ chức, cơ quan tài phán hành chính được thành lập trong hệ thống Toà án nhân dân bao gồm:

- Toà hành chính trong Toà án nhân dân tối cao;

- Toà hành chính trong Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm phán chuyên trách xét xử hành chính.

Như vậy, với mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính như trên,

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 63)