Giảiquyết khiếu kiện hành chính tại Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 94)

. 142 Nhất hệ tài phán

3.3.4. Giảiquyết khiếu kiện hành chính tại Toà án nhân dân

Kể từ khi Toà án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính, Toà án đã đóng vai trò quan trọng trong cơ chế giải quyết khiếu kiện hành

chính ở nước ta hiện nay. Chúng ta cần tiếp tục tiến hành đổi mới một bước căn bản hoạt động tài phán hành chính của Tòa án và coi đây là phương thức quan trọng để giải quyết các khiếu kiện hành chính đối với hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Sự đổi mới này liên quan đến nhiều mặt của cơ chế: xác định lại thẩm quyẻn xét xử hành chính; điều chỉnh quy định của pháp luật về tố tụng hành chính cho phù hợp với đặc điểm của việc giải quyết một vụ kiện hành chính và kể cả việc đổi mới về mặt tổ chức Tòa hành chính cũng như vấn đề Thẩm phán hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

* Vẻ thẩm quyền và đối tượng xét xử của Toà án:

Nhìn chung, quy định thẩm quyền của Toà án xét xử các khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính như hiện nay là phù hợp nhưng cần mở rộng thẩm quyền của Toà án đối với mọi vụ viộc khiếu kiện hành chính nói chung, trừ các lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng, ngoại giao và một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Tức là thay vì liệt kê những vụ việc mà Toà án có thẩm quyền giải quyết quy định tại Điều 11 Pháp lộnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì chỉ cần nêu nguyên tắc Toà án nhân dân sẽ thụ lý để giải quyết những khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã được giải quyết tại cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật nhưng đương sự không đổng ý với kết quả giải quyết và khởi kiện ra Toà án (trừ một số lĩnh vực không thuộc thẩm quyển của Toà án).

v ể đối tượng của xét xử hành chính, cũng cần làm rõ hơn và thống nhất khái niệm quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Chúng ta

cũng nên loại trừ thẩm quyển xét xử của Toà án đối với những quyết định mang tính chất quản lý điều hành nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên đối với cơ quan cấp dưới.

* Vể quyền hạn của Toà án trong quá trình xét xử vụ án hành chính: Vấn để quyền hạn của Toà án trong quá trình xét xừ phải được xác định trên nguyên tắc các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án phải được các cá nhân, cơ quan, tổ chức nghiêm chỉnh chấp hành và như vậy khi xét xử, Toà án có thể tuyên bố huỷ bỏ một quyết định hành chính mà Toà án cho là bất hợp pháp, gây thiột hại cho công dân, đổng thời yêu cầu cơ quan hành chính phải ban hành một quyết định hành chính mới phù hợp và Toà án cũng có thể ấn định một mức bổi thường thiột hại do việc thực hiộn quyết định hành chính đó gây ra. Điểu quan trọng ở đây là Toà án phải ra một thời hạn buộc cơ quan có trách nhiệm phải thực hiên những phán quyết của Toà án để tránh tình trạng cơ quan hành chính cố tình chậm trễ, trì hoãn trong việc thực hiện bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề cần hết sức lưu ý khi đưa ra phán quyết: mặc dù Toà án quyết định trên cơ sở những chứng cứ cũng như trên cơ sở các quy định của pháp luật để kết luận vụ viộc nhưng cần phải xem xét đến khả năng thi hành của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Bởi vì, nếu Toà án đưa ra phán quyết buộc cơ quan hành chính phải thực hiộn một công việc ngoài khả năng thực tế thì không những bản án không thể thi hành được mà còn gây ra sự căng thẳng giữa công dân và cơ quan nhà nước. Có thể tham khảo kinh nghiêm của Cộng hoà liên bang Đức vể vấn đẽ này. Theo pháp luật của Đức thì quyén hạn của Toà án hành chính khá rông, ngoài việc huỷ bỏ quyết định hành chính bất hợp pháp, trong một số trường hợp, Toà án có thể sửa đổi quyết định bị kiện (chẳng hạn xác định mức trợ cấp hay xác nhận một mối quan hệ pháp lý nào đó). Mặt khác, Toà án có quyền ra lệnh cho cơ quan hành chính ra quyết định

hoặc thực hiện một hành vi nào đó với hai điều kiện:

- Cơ quan hành chính theo luật định có nghĩa vụ pháp lý để thực hiện việc đó;

- Cơ quan hành chính đã có đủ tất cả các điều kiện cần thiết để ra quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính đó.

Kinh nghiệm của Thụy Điển cũng có những điểm đáng lưu ý. Ở Thụy Điển, viộc giao thẩm quyền trực tiếp sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính cho các Toà án hành chính vẫn đang còn là vấn để tranh cãi. Trong thực tế, không phải lúc nào Toà án hành chính cũng dễ dàng sửa đổi một quyết định hành chính vì nó liên quan đến nhiều yếu tố chuyên môn, kỹ thật. Có trường hợp để bảo đảm cơ quan hành chính sẽ sửa đổi lại quyết định theo hướng Toà án yêu cầu, Toà án hành chính sẽ yêu cầu cơ quan đó đưa ra dự thảo quyết định thay thế cho quyết định hành chính bị kiện. Sau đó, Toà án sẽ sử dụng một số chuyên gia xem xem nó có phù hợp không, nếu phù hợp thì Toà án sẽ lấy dự thảo đó làm thành quyết định của mình.

* M ột số vấn để khác liên quan đến tố tụng hành chính:

Do đối tượng xét xử là các quyết định hay hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hay nói một cách ngắn gọn là hoạt động hành chính cho nên trình tự thủ tục tố tụng hành chính cần phải được xác định sao cho phù hợp với đặc điểm này. Trong tố tụng hành chính phải tạo ra sự cân bằng giữa các bên. Về nguyên tắc, khi tham gia tố tụng thì các bên đều bình đẳng về quyên và nghĩa vụ trước pháp luật. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, trong vụ án hành chính cơ quan hành chính có thể có ưu thế hơn. Vì thế, pháp luật tố tụng hành chính cần có quy định tạo ra sự cân bằng giữa người khiếu kiện và người bị khiếu kiện.

thông báo cho cơ quan hành chính các căn cứ cũng như yêu cầu của người khiếu kiện. Cơ quan hành chính có trách nhiệm trả lời Toà án và đưa ra những lập luận và căn cứ của mình, nếu quá thời hạn mà cơ quan hành chính không có ý kiến thì Toà án sẽ xem xét chứng cứ mà người khiếu kiện đưa ra và sẽ chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ. Điểu đó sẽ gây áp lực buộc cơ quan bị khiếu kiện có một thái độ hợp tác với Tòa án trong quá trình giải quyết vụ kiện và thúc đẩy giải quyết tranh chấp đó một cách nhanh chóng.

Để tạo ra sự cân bằng giữa các bên trong vụ kiện hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án hành chính, cần có những quy định để các bên trong vụ kiộn có thể tiếp cận được với những thông tin tài liệu cũng như những lập luận của bên kia và để đến khi ra trước toà, mọi tranh luận chỉ tập trung vào những vấn đề pháp luật then chốt nhất của vụ việc và điểu quan trọng là tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết tranh chấp đó, vừa bảo đảm quyển lợi cho công dân, vừa không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung và sự điều hành, quản lý của cơ quan nhà nước.

* Vấn để Thẩm phán hành chính:

Trong quá trình đổi mới cơ chế tài phán hành chính thì vấn đề chuẩn bị đội ngũ Thẩm phán hành chính, những người trực tiếp xét xử các vụ án hành chính cũng là vấn đề hết sức quan trọng. Rõ ràng do tính chất của hoạt động xét xử hành chính đòi hỏi thẩm phán hành chính phải có trình độ chuyên môn thích hợp, cụ thể là:

- Cần có kiến thức luật pháp như bất kỳ một Thẩm phán nào khác đặc biột là pháp luật vể quản lý hành chính;

- Cần có một sự hiểu biết toàn diện và sâu sác vẻ sự vận hành của nển hành chính, những đăc điểm và nguyên tắc của hoạt động công vụ nhằm bảo đảm sự cản bằng giữa việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân và quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Với yêu cầu vể kiến thức chuyên môn như vậy và một số lượng Thẩm phán khá lớn thì viộc tuyển chọn để bổ sung vào đội ngũ Thẩm phán hành chính có thể từ các nguồn sau đây:

- Các Thẩm phán của các Toà hành chính tại Toà án nhân dân tối cao và cấp tỉnh cũng như Thẩm phán chuyên trách về hành chính tại Toà án nhân dân cấp huyện đã qua thực tiễn xét xử hành chính những năm qua. v ề cơ bản, đây sẽ là đội ngũ nòng cốt;

- Các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước có nhiểu kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong số này chú ý lựa chọn các cán bô có trình độ pháp luật. Đội ngũ này cần bổi dưỡng thêm những kiến thức về tổ chức và hoạt động của Tòa án cũng như những kỹ năng xét xử của một Thẩm phán;

- M ột số công chức đang làm công tác quản lý ở các ngành, các cấp. Chú ý lựa chọn những người đã có thâm niên công tác trong cơ quan công quyền và có sự lựa chọn tương đối đổng đều giữa các lĩnh vực quản lý để phục vụ trong ngành Toà án. Với đối tượng này, cần bổi dưỡng thêm kiến thức về tố tụng hành chính và kỹ năng xét xử.

Trên đây chỉ là những nét phác thảo về một hệ thống cơ quan tài phán hành chính và những vấn để cần nghiên cứu và giải quyết trong quá trình đổi mới cơ chế tài phán hành chính hiện nay. Chắc chắn quá trình này diễn ra không đơn giản nhưng phải được thực hiện một cách đồng bộ, tích cực, với định hướng rõ ràng và chú trọng đến tính hiệu quả thực tiễn cũng như tiến trình cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hệ thống tư pháp nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

K Ế T LUẬN

Quyên khiếu nại của công dân là một quyẻn quan trọng, được Hiến pháp ghi nhận. Quyển khiếu nại không chỉ là một quyền hiến định mà còn là một trong những điểu kiộn để bảo đảm thực thi các quyền khác. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại là vấn để luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Pháp luật về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện đã hình thành và ngày càng được hoàn thiện.

Viộc nghiên cứu mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Viộc nghiên cứu này giúp chúng ta rút ra những kinh nghiệm để từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta:

- Để phù hợp với những đặc điểm của tài phán hành chính (giải quyết các tranh chấp vé hành chính) thì chúng ta cần thiết nghiên cứu thiết lập cơ quan hành chính tài phán thuộc Thủ tướng Chính phủ. Viêc thiết lập này bảo đảm các cơ quan hành chính điều hành tập trung vào quản lý điẻu hành, cơ quan hành chính tài phán tập trung vào giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh, vừa chuyẻn môn hóa vừa bảo đảm khiếu kiộn hành chính được giải quyết khách quan và hữu hiệu hơn, phán quyết được thi hành triột để hơn.

- Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án trong xét xử các khiếu kiộn hành chính. Nghiên cứu thiết lập Tòa hành chính khu vực. Cùng với đó cần có cơ chế để bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết các khiếu kiộn hành chính được thi hành nghiêm chỉnh. Thẩm phán hành chính phải là người có chuyên môn, hiểu biết sâu không chỉ vể pháp luật mà còn cả về hành chính. Có như vậy mới có thể phán quyết về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyển.

Trèn đây là một số kinh nghiệm rút ra và kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở nước ta và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính. Khi vận dụng những kinh nghiêm này, chúng ta cần xuất phát từ thực tiễn của nước ta, trên cơ sờ và phù hợp với điểu kiện cụ thê’ của nước ta. Viộc hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay cần đặt trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng và hoàn thiộn thể chế giám sát, kiểm ưa tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền” [1, tr. 45].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các văn bản pháp iuật, văn kiện của Đảng

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Quốc hội, Hiến pháp năm 1959.

3. Quốc hội, Hiến pháp năm 1980.

4. Quốc hội, Hiến pháp năm 1992.

5. Quốc hội (1995), Luật sủa đổi, b ổ sung một s ố điều của Luật T ổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội.

6. Quốc hội (1998), Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi, bổ sung một s ố điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội.

8. Quốc hội (2005), Luật sủa đổi, b ổ sung một s ố điều của Luật khiếu

nại, tố cáo năm 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. ư ỷ ban thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh sủa đổi, b ổ sung một s ố điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh sửa đổi, b ổ sung một s ố điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tác phẩm

12. Thanh tra nhà nước (2002), Chủ tịch H ồ Chí Minh với công tác thanh tra, Hà Nội.

13. Thanh tra nhà nước (2003), Kỷ yếu nghiên cứu khoa học thanh tra 1992 - 2002, tập 4, Hà Nội.

14. Tìm hiểu xét xử hành chính ở một s ố nước và lãnh thổ trên th ế giới

(1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tạp chí, đề tài, công trình khoa học

15. Luật gia Đinh Văn Minh (1995), Tài phán hành chính so sánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Môntexkiơ (1996), Tình thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Trường Đại

học Khoa học xã hội và nhân văn - Khoa Luật, Hà Nội.

17. Nguyễn Thế Nghĩa chủ biên (1999), Đ ại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị trên th ế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. TS. Nguyễn Văn Thanh, LG. Đinh Văn M inh (2004), M ột s ố vấn đê' về đổi mới cơ c h ế giải quyết khiếu kiện hành chính ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)