. 142 Nhất hệ tài phán
3.1. Những kinh nghiệm rút ra
Việc nghiên cứu các mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới giúp chúng ta rút ra những kinh nghiêm quan trọng, đặc biệt trong điều kiện nước ta hiộn nay đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính. Những kinh nghiệm chúng ta rút ra cần được vận dụng trên cơ sở và phù hợp với thực tiễn trong nước. Sau đây là một số kinh nghiệm rút ra sau khi nghiên cứu mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính một số nước trên thế giới:
- Cơ quan tài phán hành chính được tổ chức theo khu vực. Viộc tổ chức
này có ưu điểm là những vùng phát sinh nhiều khiếu kiên hành chính sẽ thành lập cơ quan tài phán hành chính ở đó, những vùng số lượng các khiếu kiên hành chính không nhiểu thì một số vùng lập một cơ quan tài phán hành chính. Việc tổ chức này xuất phát từ thực tiễn các khiếu kiộn hành chính để tổ chức cơ quan tài phán hành chính. Hơn nữa, việc tổ chức này có ưu điểm là tránh sự ảnh hưởng của cơ quan hành chính quản lý ở đơn vị lãnh thổ đó đối với cơ quan tài phán hành chính.
- Hộ thống tổ chức cơ quan tài phán hành chính được tổ chức theo cấp xét xử: cơ quan tài phán hành chính sơ thẩm, cơ quan tài phán hành chính phúc thẩm, cơ quan tài phán hành chính tối cao. Cơ quan tài phán hành chính sơ thẩm giải quyết sơ thẩm các khiếu kiộn hành chính, cơ quan tài phán hành chính phúc thẩm giải quyết phúc thẩm các khiếu kiện hành chính, cơ quan tài phán hành chính tối cao chủ yếu thực hiện chức năng giám đốc thẩm (có thể sơ thẩm đồng thời chung thẩm trong một số trường hợp đặc biệt).
- Thẩm phán hành chính bên cạnh kiến thức về luật còn được đào tạo về quản lý công, quản lý hành chính nhà nước. Thẩm phán hành chính có thể
được tuyển chọn từ những công chức có kinh nghiệm, có trình độ trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Điều này xuất phát từ đặc điểm của tài phán hành chính đó là phán quyết các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của công chức trong cơ quan hành chính nhà nước vì vậy đòi hỏi thẩm phán hành chính phải am hiểu, phải có kiến thức về quản lý hành chính. Đối với các thẩm phán nói chung và thẩm phán hành chính nói riêng tính độc lập được đặc biệt coi trọng, pháp luật nhiểu nước có quy định bảo đảm tính độc lập của thẩm phán như: bổ nhiệm suốt đời, không chịu sự can thiệp trong quá trình xét x ử ,...
- Tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng nước mà pháp luật của nước đó có thể quy định thủ tục khiếu nại đến cơ quan hành chính trước khi khởi kiộn ra cơ quan tài phán hành chính là bắt buộc hoặc không bắt buộc (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
- Trong tố tụng hành chính, cơ quan hành chính, người có thẩm quyển trong cơ quan hành chính có nghĩa vụ chứng minh tính đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Như vậy, dù người khởi kiện phản đối quyết định hành chính, hành vi hành chính nhưng chính cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ chứng minh cho quyết định hành chính, hành vi hành chính. Vì cơ quan hành chính, người có thẩm quyển trong cơ quan hành chính phải có đầy đủ về mặt pháp luật và sự việc mới được ban hành, thực thi quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, hcm nữa họ có điều kiộn để chứng minh.
- Trong tố tụng hành chính, nguyên tắc “điều tra” được áp dụng. Quy định này có nghĩa là các thẩm phán hành chính có nghĩa vụ nghiên cứu nội dung, làm rõ tranh chấp hành chính. Cơ quan tài phán hành chính không bị ràng buộc bởi các bằng chứng và giải trình của các bên. Bằng nguyên tắc này, cơ quan tài phán hành chính có thể bù đắp sự không cân bằng giữa công dân và cơ quan hành chính và có thể giúp đỡ công dân trong quá trình tố tụng.
- Pháp luật các nước có quy định cụ thể khác nhau nhưng nhìn chung đểu quy định cơ quan tài phán hành chính có thể tạm đình chỉ quyết định hành chính của cơ quan hành chính. Quy định này nhằm bảo vộ quyển lợi của người khiếu kiện, tránh một số trường hợp phải thực thi quyết định hành chính đang bị khiếu kiện và sau đó cơ quan tài phán hành chính phán quyết quyết định hành chính đó là không phù hợp nhưng thực tế quyết định đó đã thi hành và gây ra những thiệt hại không thể hoặc khó khắc phục. Tuy nhiên, cũng cần bảo đảm để cơ quan hành chính có thể quản lý hành chính một cách thông suốt, tránh bị đình trệ, ách tấc vì các khiếu kiện hành chính.
- Pháp luật tố tụng hành chính có những quy định về việc thi hành bản án, quyết định của cơ quan tài phán hành chính, trong đó có thể quy định biện pháp phạt tiền đối với cơ quan hành chính không thi hành bản án, quyết định của cơ quan tài phán hành chính. Bên cạnh đó, các quy định về trách nhiộm công vụ cũng bảo đảm sự thi hành các bản án, quyết định của cơ quan tài phán hành chính. Theo đó, nếu một cồng chức không thi hành bản án, quyết định của cơ quan tài phán hành chính thì người này đã vi phạm trách nhiộm công vụ và điều đó có thể dẵn đến việc phải bổi thường thiệt hại cho đương sự. Khi phải bổi thường, cơ quan hành chính sẽ đứng ra thanh toán, sau đó công chức nói trẽn phải bồi hoàn khoản đã thanh toán đó.
Các nước trên thế giới, một số nước đã có quá trình lâu dài hình thành và phát triển cơ quan tài phán hành chính. Những kinh nghiêm này là cần thiết và hữu ích cho chúng ta trong quá trình hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính hiộn nay. Tuy nhiên, khi vận dụng kinh nghiộm của các nước, chúng ta cần lưu ý phải vận dụng sáng tạo và xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cùa nước ta.
3.2. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG c ơ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY