Cơ chế giảiquyết khiếu kiện hành chính tại Toà án

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 69)

. 142 Nhất hệ tài phán

3.2.1.2.Cơ chế giảiquyết khiếu kiện hành chính tại Toà án

Sự ra đời của cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính tại Toà án là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi. Trước đây, các khiếu nại hành chính chủ yếu được giải quyết tại các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới đất nước, nhằm giải quyết các khiếu nại hành chính có hiệu quả hơn, vào đầu những năm 1990, chúng ta đã nghiên cứu mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính. Thanh tra nhà nước đã tổ chức nghiên cứu hai đề tài khoa học về vấn đề này (một đề tài khoa học cấp bộ: Cơ sở khoa học của việc thiết lập hệ thống Toà án hành chính ở Việt Nam, một để tài khoa học độc lập cấp nhà nước: Toà án hành chính - Những vấn đề lý luận và thực tiễn). Vấn đề tài . phán hành chính và sự thiết lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng của quá trình nghiên cứu cải cách nền hành chính. Phương án đầu tiên đề nghị tổ chức cơ quan tài phán hành chính thành một hộ thống thuộc Thủ tướng Chính phủ nhưng độc lập với các cơ quan hành chính với tên gọi là Viên tài phán hành chính. Phương án này xây dụng trên quan điểm coi hành chính tài phán cùng với hành chính quản lý là một nội dung thống nhất trong nền hành chính. Tổ chức như vậy bảo đảm sự thống nhất của nền hành chính, giúp cho Viện tài phán hành chính đưa ra được các phán quyết nhanh chóng, kịp thời. Đổng thời bảo đảm hoạt động tài phán không cản trở hoạt động quản lý. Đặt cơ quan tài phán hành chính trong nền hành chính, thuộc Thủ tướng Chính phủ, tạo ra cơ chế kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ hoạt động của cơ quan hành chính quản lý. Hiệu lực thi hành bản án hành chính được bảo đảm bời quyền lực của Thủ tướng Chính phủ [18, tr. 71, 72].

Các ý kiến chủ yếu tập trung vào mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính, xoay quanh viộc phân tích các ưu nhược điểm, những thuận lợi và khó

khăn, tính phù hợp và không phù hợp của từng mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính. Cuối cùng, ngày 28 tháng 10 năm 1995, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ tám đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Toà án nhân dân trong đó quy định Toà án nhân dân có thẩm quyén xét xử các vụ án hành chính.

Về mật tổ chức, cơ quan tài phán hành chính được thành lập trong hệ thống Toà án nhân dân bao gồm:

- Toà hành chính trong Toà án nhân dân tối cao;

- Toà hành chính trong Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm phán chuyên trách xét xử hành chính.

Như vậy, với mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính như trên, nước ta theo mô hình nhất hộ tài phán.

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nâm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điêu nãm 1998, năm 2006) (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) thì:

“ 1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyển khởi kiộn để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiộn quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điểu 11 của Pháp lộnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định cùa pháp luật vé khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyển giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng khổng đổng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;

d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật vể khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đổng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 17 Điểu 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đổng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng người khiếu nại không đổng ý với quyết định giải quyết đó.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quy định tại khoản 18 Điều 11 của Pháp lộnh này nếu đã khiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri, nhưng không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan đó.

4. Cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống theo quy định của pháp luật về cán bộ, cồng chức có quyền khởi kiên để

Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiện quv định tại khoản 19 Điều 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với người đã ra quyết định kỷ luật, nhưng không đổng ý với quyết định giải quyết đó và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyén giải quyết khiếu nại tiếp theo.

5. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiộn quy định tại khoản 20 Điêu 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng không đổng ý với quyết định giải quyết đó.

6. Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về khiếu kiộn quy định tại khoản 21 Điểu 11 của Pháp lệnh này nếu đã khiếu nại với Hội đổng cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại, nhưng không đổng ý với quyết định giải quyết đó.

7. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiên để Toà án giải quyết vụ án hành chính vể khiếu kiện quy định tại khoản 22 Điều 11 của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên vẻ các khiếu kiộn đó.” .

Như vậy có thể nhận thấy, việc khởi kiộn vụ án hành chính cần phải có những điẻu kiện nhất định. Đó là:

- Đã khiếu nại hành chính lần đầu (trường hợp quy định tại khoản 22 Điẻu 11 Pháp lộnh theo quy định của pháp luật Viột Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viột Nam là thành viên);

- Lựa chọn Tòa án để tiếp tục việc khiếu kiện của mình.

Trước đây, cũng có một số ý kiến cho rằng nên quy định khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyển thì có quyền khiếu nại bằng con đường hành chính hoặc khởi kiộn ngay tại Toà án. Tuy nhiên, việc quy định như trong Luật khiếu nại, tố cáo và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là phù hợp. Trước khi khởi kiộn vụ án hành chính tại Toà án cần khiếu

nại hành chính lần đầu. Việc giải quyết các khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính bên cạnh những điểm hạn chế cũng có những điểm tích cực: các cơ quan hành chính, người có thẩm quyển hiểu rõ vụ việc họ đã giải quyết, họ có điểu kiện xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu phát hiện sai lầm họ có thể sửa chữa ngay, tránh số lượng vụ việc hành chính dổn sang Toà án nhất là trong điều kiện hiện nay Toà hành chính cần được kiện toàn hơn nữa.

Vể thẩm quyền xét xử hành chính của Toà án: Theo quy định tại Điểu 11 Pháp iộnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính:

“Các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án: 1. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm viộc xử lý vi phạm hành chính; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biộn pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

6. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hổi giấy phép vể xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiộn quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;

7. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;

8. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;

9. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

10. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;

11. Khiếu kiộn quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lộ phí; thu tiền sử dụng đất;

12. Khiếu kiộn quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước vể sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

13. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;

14. Khiếu kiộn quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

15. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;

16. Khiếu kiộn quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với viộc từ chối công chứng, chứng thực;

17. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính vể quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bổi thường, hổ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hổi giấy chứng nhận quyển sừ dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;

18. Khiếu kiện vể danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

19. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

20. Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhàn dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đổng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

21. Khiếu kiộn quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ viộc cạnh tranh;

22. Các khiếu kiộn khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”.

Có thể thấy rằng, quản lý hành chính nhà nước là hết sức đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, thẩm quyền xét xử các vụ án hành chính của Toà án chỉ bao gồm 8 loại khiếu kiộn. Pháp lộnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 quy định Toà án có thẩm quyền xét xử 10 loại khiếu kiộn. Đến Pháp lộnh sửa đổi, bổ sung một số điểu của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006, Toà án có thẩm quyển giải quyết 22 loại khiếu kiên. Như vậy, thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Toà án ngày càng được mở rộng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tóm lại, trên đây là khái quát cơ chế giải quyết khiếu kiộn hành chính ở nước ta hiện nay. Có thể nói, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính nước ta hiộn nay gồm hai giai đoạn: giai đoạn giải quyết ở cơ quan hành chính thông qua con đường hành chính và giai đoạn giải quyết tại Toà án thông qua con đường tư pháp. Giải quyết thông qua con đường hành chính có ưu điểm là cơ quan hành chính hơn ai hết là người hiểu rõ vụ việc họ đã giải quyết, khi giải quyết bằng con đường hành chính thì cơ quan hành chính có điều kiện xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính mà cơ quan hành chính, cán bộ, công chức hoặc cấp dưới đã ban hành, thực hiện, nếu phát hiện sai lầm, cơ quan hành chính có thể sửa chữa nhanh chóng, việc giải quyết các khiếu nại đôi khi không chỉ cần hợp pháp mà còn cần hợp lý, đáp ứng yêu cầu, mục đích quản lý. Tuy nhiên, việc giải quyết thông qua con đường hành chính cũng có

những nhược điểm nhất định. Đó là người bị khiếu nại hoặc cấp trên của người đó cũng là người giải quyết khiếu nại, như vậy có thể ảnh hưởng đến sự khách quan, vô tư khi giải quyết khiếu nại. Các cơ quan hành chính vốn được lập ra để quản lý hành chính và tập trung cho quản lý hành chính thì trong quá trình quản lý đó đã phát sinh các khiếu nại và lúc này sẽ không chỉ tập trung vào quản lý điều hành mà phải dành một phần nguồn lực cho việc giải quyết khiếu nại. Việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Ưu điểm là các khiếu kiện được đưa ra một cơ quan tài phán giải quyết, các khiếu kiện này sẽ được giải quyết khách quan, vô tư hơn. Tuy nhiên, nhìn chung tâm lý của người dân không muốn khiếu kiộn ra Tòa án, khi đưa ra Tòa án có thể sẽ tốn nhiểu thời gian, công sức để theo kiện. Trong điểu kiện nước ta hiện nay, chúng ta cần coi trọng cả hai giai đoạn: giai đoạn giải quyết khiếu nại ở cơ quan hành chính và giai đoạn giải quyết khiếu kiộn ở Tòa án, mỗi giai đoạn có vị trí, vai trò nhất định, không nên tuyột đối hoá giai đoạn nào.

3.2.2. Thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta 3.2.2.I. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nám 1998 chúng ta ban hành Luật khiếu nại, tố cáo. Từ đó, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được quan tâm đầu tư nhiéu hơn. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn diễn biến phức tạp.

Trong năm 2001, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, tính chất còn phức tạp, chủ yếu khiếu kiên đòi được cấp lại đất, mức đền bù đất bị thu hổi, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân d ân ,... Nhiểu vụ việc nội dung và tính chất khiếu nại phức tạp, thời gian diễn ra đã khá lâu nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn.

Nãm 2003, tình hình khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực, đặc biột

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 69)