Cơ quan tài phán hành chín hở Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 53)

. 142 Nhất hệ tài phán

2.4.Cơ quan tài phán hành chín hở Hàn Quốc

Hàn Quốc công bố Hiến pháp đầu tiên vào ngày 17 tháng 7 năm 1948 đã quy định vé nguyên tắc phân quyển. Đổng thời, Quốc hội ban hành các đạo luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự và Luật tổ chức Tòa án vào năm 1949, làm cơ sở thiết lập một hộ thống tư pháp.

Hàn Quốc là đất nước theo mô hình nhất hệ tài phán, nghĩa là chỉ có m ột hệ thống Tòa án, có thẩm quyén xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính,...; không có một hộ thống tài phán hành chính riêng chuyên xét xử các

khiếu kiện hành chính. Theo Luật tổ chức Tòa án, hệ thống tư pháp Hàn Quốc được tổ chức theo ba cấp:

- Tòa án tối cao; - Tòa án cao cấp;

- Tòa án khu vực, Tòa án gia đình.

Toà án tối cao, cơ quan xét xừ cao nhất của Hàn Quốc, gồm một Chánh án và 13 thẩm phán. Chánh án Tòa án tối cao chịu trách nhiệm quản lý các công việc của Tòa án, không tham gia vào hoạt động xét xử với tư cách là một thẩm phán trong suốt nhiệm kỳ. Các vụ viộc đưa ra Tòa án tối cao sẽ do Hội đổng thẩm phán (gồm toàn bộ các thẩm phán của Tòa án tối cao) hoặc do Ưỷ ban thẩm phán (gồm từ ba đến bốn thẩm phán) xét xử. Mỗi thẩm phán Tòa án tối cao có một thẩm phán giúp viộc. Ngoài ra, có từ 20 đến 30 thẩm phán nghiên cứu. Với thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, Tòa án tối cao có thẩm quyền xem xét và giải quyết các đơn kháng án phán quyết của Tòa án cao cấp, Tòa án khu vực hay Tòa án gia đình. Ngoài ra, có thẩm quyền riêng để giải quyết các vụ viộc có liên quan đến hiệu lực của cuộc bầu cử Tổng thống hay đại biểu Quốc hội. Phán quyết của Tòa án tối cao không áp đặt tiển ỉộ với những vụ án có tính chất tương tự sau đó, nhưng cách giải thích luật trong một vụ án của Tòa án tối cao áp đặt hiệu lực với Tòa án cấp dưới khi vụ án được gửi trả.

Tòa án cao cấp, là cấp xét xử trung gian giữa Tòa án tối cao và Tòa án khu vực, Tòa án gia đình. Tòa án cao cấp có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán quyết của bộ phận chuyên trách của Tòa án khu vực, Tòa án gia đình. Riêng đối với các vụ kiện hành chính, Tòa án cao cấp là cấp xét xử sơ thẩm. Hiện nay, Hàn Quốc có năm Tòa án cao cấp tại năm thành phố chính: Xêun, Tagu, Pusan, Kacgu và Tagiông. Chánh án của Tòa án cao cấp chỉ chịu trách nhiệm giám sát các công viộc hành chính của Tòa. Mỗi Tòa án cao cấp có các bộ phận chuyên trách để xét xử các vụ việc (ba thẩm phán). Có ba bộ phận

chuyên trách dân sự, hình sự và đặc biệt. Bộ phận đặc biệt chuyên xét xử các vụ kiện hành chính.

Tòa án khu vực và Tòa án gia đình: có 13 Tòa án khu vực và một Tòa án gia đình tại Xêun. Tòa án gia đình chuyên xét xử các vấn đê thuộc vể gia đình hay vị thành niên, ở các khu vực khác không có Tòa án gia đình. Tòa án khu vực chủ yếu nằm ở thủ phủ các tỉnh. Tòa án khu vực không phân theo địa giới hành chính. Có thể một tỉnh, hai tỉnh hay ba tỉnh mới có một Tòa án khu vực. Thông thường, một vụ việc đưa ra Tòa án khu vực sẽ do một thẩm phán xét xử. Tuy nhiên, các bộ phận chuyên ưách gồm ba thẩm phán sẽ xét xử trong một số trường hợp như: các vụ mà bộ phận chuyên trách quyết định là thuộc thẩm quyền của họ, các vụ mà giá trị tài sản vi phạm vượt quá 39.000 U SD ,...

Do không có Tòa án hành chính độc lập nên thủ tục xét xử các vụ án hành chính ở Hàn Quốc có một số nét đặc thù. Theo Luật tố tụng hành chính của Hàn Quốc, trình tự tố tụng hành chính chia làm ba giai đoạn:

- Đơn khiếu nại về một quyết định hành chính của một cơ quan quản lý trước tiên phải do chính cơ quan đó giải quyết.

- Nếu không đổng ý với quyết định giải quyết của cơ quan quản lý hoặc đã quá hai tháng tính từ khi có đơn khiếu nại m à cơ quan bị khiếu nại vẫn không giải quyết, bên khiếu kiện có quyền gửi đơn khởi kiộn tới Tòa án có thẩm quyền xét xử để yêu cầu giải quyết. Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, Tòa án có thẩm quyền xét xừ các vụ kiện hành chính là Tòa án cao cấp.

- Bất cứ bên nào không đổng ý với cách giải quyết của Tòa án cao cấp đểu có quyển kháng án lên Tòa án tối cao.

Nói chung, thủ tục tố tụng phải qua giai đoạn giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước bị kiện là bắt buộc. Tuy nhiên, vụ kiện có thể được đưa ra xét xử tại Tòa án mà không cần có quyết định giải quyết của cơ quan đã ra quyết định hành chính bị kiộn trong những trường hợp sau đây:

- Sau thời hạn luật định hai tháng, tính từ ngày bên khiếu nại gửi đơn khiếu nại tới cơ quan ra quyết định hành chính bị kiện mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

- Nếu Tòa án xét thấy có nguy cơ rằng việc thực hiện quvết định hành chính bị kiện đó có thể gây ra những thiệt hại lớn không thể phục hồi được hay có những lý do xác đáng khác.

Việc đưa vụ kiện ra xét xử nói chung không loại trừ hiệu lực thi hành của quyết định hành chính bị kiện.

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 53)