Cơ quan tài phán hành chín hở Singapo

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 56)

. 142 Nhất hệ tài phán

2.5. Cơ quan tài phán hành chín hở Singapo

Singapo không có Toà án hành chính riêng biệt. Thông thường các khiếu kiện hành chính được giải quyết ở Toà thượng thẩm. Nhìn chung, các khiếu kiên hành chính thường liên quan đến những vấn để sau đây:

- Cơ quan nhà nước, công chức nhà nước không thực hiện nhiệm vụ của họ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các hành vi vượt quá thẩm quyển được pháp luật quy định. Việc giải quyết các khiếu kiện hành chính được thực hiộn theo thủ tục giải quyết các vụ án dân sự như sau: người khởi kiộn được coi là nguyên đơn sẽ gửi trát Toà cho bị đơn. Nếu bị đơn không muốn giải quyết khiếu kiộn tại Toà án thì có thể gặp nguyẻn đơn hoặc luật sư của nguyên đơn để giải quyết ngay vụ việc. Nếu bị đơn muốn giải quyết vụ việc tại Toà án thì bị đơn hoặc người đại diộn của bị đơn gửi đến Toà án “giấy chấp nhận có mặt”.

Giấy chấp nhận có mật phải được gửi đến Toà án trong thời hạn tám ngày, kể từ ngày nhận được trát Toà. Viêc từ chối chấp nhận trát Toà khi trát Toà được gửi đến bị đơn không làm cho trát Toà này bị mất hiệu lực, đổng thời cũng không cản trở nguyên đơn được khiếu kiện tiếp tục.

Tiếp theo, hai bên phải xúc tiến việc thu thập các chứng cứ, tài liệu cần thiết để chứng minh hoặc biộn hộ trước Toà. Sau khi hai bên chuẩn bị xong chứng cứ, tài liệu cần thiết, các bên sẽ được thông báo vể ngày mở phiên toà

xét xử. Tại phiên toà, trách nhiệm chứng minh thuộc về nguyên đơn, việc chứng minh được tuân theo nguyên tắc: bên nào đưa ra chứng cứ có giá trị hơn, bèn đó sẽ thấng.

Một số đặc điểm của việc giải quyết khiếu kiện hành chính tại Toà án tư pháp:

- Chỉ có Toà thượng thẩm thuộc Toà án tối cao mới có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính, còn Toà sơ cấp khồng được trao thẩm quyền này;

- Cồng dân có quyền khiếu kiện trực tiếp đến Toà án tư pháp, không cần phải khiếu nại qua cơ quan hành chính nhà nước;

- Không có thủ tục hoà giải trong tố tụng đối với viộc giải quyết các khiếu kiện hành chính.

Để giải quyết một số vụ viộc hành chính đặc biệt, ở Singapo có thành lập các Hội đổng hành chính, ví dụ: Hội đổng hành chính giải quyết các vụ viộc vẻ chiếm dụng đất đai, xây dựng, công nghiệp,... Các Hội đồng hành chính này được thành lập theo từng văn bản cụ thể của nghị viện. Văn bản nghị viện thành lập Hội đổng hành chính thuộc ngành hành pháp nhưng được nghị viên trao quyền tư pháp như một Toà án hành chính. Hội đổng gồm một thẩm phán Toà thượng thẩm với tư cách Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác được tuyển chọn trong các chuyên gia từ các lĩnh vực cụ thể. Hội đổng ra quyết định theo nguyên tắc đa số, thẩm phán quyết định vấn để áp dụng pháp luật. Nếu đương sự không đồng ý với quyết định của Hội đổng thì khiếu kiện lên Toà án.

Qua việc nghiên cứu mô hình cơ quan tài phán hành chính một số nước trên thế giới, chúng ta có thể thấy mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm nhất định.

+ Mô hình này có ưu điểm là tính đến những đặc thù của tài phán hành chính (giải quyết tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyển và một bên là công dân; đối tượng xét xử là quyết định hành chính, hành vi hành chính; liên quan đến hoạt động của nền hành chính quốc gia). Mô hình lưỡng hệ tài phán phát huy có hiệu quả vai trò của cơ quan tài phán hành chính.

+ Tuy nhiên, mô hình như ở Pháp có ý kiến cho rằng đã không tách bạch rõ ràng quyền hành pháp và quyền tư pháp, trong hành pháp lại có hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính. Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng để đảm bảo tách bạch quyền hành pháp và quyền tư pháp thì tư pháp không thể xét xử các tranh chấp hành chính mà đây thuộc lĩnh vực của hành pháp. Mô hình như ở Đức có ý kiến cho rằng phức tạp, trong một nước nhưng có nhiều . hộ thống Tòa án.

- Mô hình nhất hộ tài phán:

+ Mô hình này có ưu điểm là hộ thống tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, các cơ quan tài phán xét xử trong một nước được tập trung một đầu mối.

+ Tuy nhiên, mô hình nhất hệ tài phán có nhược điểm là có thể không đáp ứng được những điểm đạc thù của tài phán hành chính từ đó ảnh hưởng đến hiộu quả giải quyết các tranh chấp hành chính.

Tóm lại, qua phần trình bày trên đây, chúng ta đã nhìn nhận một cách khái quát về mô hình tổ chức cũng như m ột số đặc điểm trong hoạt động tố tụng của cơ quan tài phán hành chính ở m ột số nước trên thế giới. Chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù mô hình tổ chức có khác nhau phụ thuộc vào lịch sử hình thành cũng như đăc điểm của từng nước (nhất hệ tài phán hay lưỡng hệ tài phán) nhưng các nước đều có điểm chung là hoạt động tài phán hành chính có nhiểu điểm riêng biột khác so với các hoạt động tài phán khác, chính đặc điểm này đòi hỏi phải có mô hình và cơ chế thích hợp với những điểm đặc thù mới có thể giải quyết các tranh chấp

hành chính có hiệu quả, góp phần bảo đảm sự hoạt động thông suốt của nền hành chính, bảo vộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Chương 3

NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA VÀ MỘT s ố KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính ở một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)