Giải pháp xây dựng chính sách các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 64)

Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty ở trên, ta thấy tình trạng vốn của công ty bị khách hàng chiếm dụng nằm trong khoảng 23% đến 27% so với TTS. Vì vậy, công ty cần có những chính sách quản lý và sử dụng khoản phải thu sao cho phù hợp. Trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng, công ty cần phải xem xét tình hình tài chính của khách hàng, soạn thảo chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhất là vấn đề cấp vốn và vấn đề thu hồi vốn trong nghiệm thu và giao quyết toán. Công ty có thể phân loại khách hàng thành các nhóm như sau:

Nhóm 1: Nhóm khách hàng nhỏ lẻ, khách vãng lai đêm lại cho công ty nguồn doanh thu thấp. Đối với nhóm này, công ty cần thắt chặt chính sách tín dụng do những khách hàng này có độ rủi ro trong kinh doanh cao.

Nhóm 2: Nhóm khách hàng trung bình, đã có mối quan hệ kinh tế với công ty, tuy nhiên, nguồn doanh thu từ nhóm này không ổn định. Công ty nên áp dụng chính sách giảm giá đối với những khách hàng mua với số lượng lớn.

Nhóm 3: Khách hàng lớn, doanh thu mang lại cho công ty cao và ổn định. Công ty nên mở rộng hoạt động kinh doanh với nhóm khách hàng này, vì đây là những khách hàng quen thuộc, có uy tín trên thị trường. Việc mở rộng chính sách tín dụng giúp công ty mở rộng mối quan hệ với nhóm khách hàng này, đồng thời có cơ hội tìm kiếm những khách hàng mới.

65

Bên cạnh việc phân chia các nhóm khách hàng, đối với những khoản thu mà công ty nhận thấy khó có thể thu hồi lại, hoặc quá thời hạn thu hồi mà vẫn không thể thu hồi được, công ty có thể áp dụng các biện pháp bán nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Như vậy sẽ giảm rủi ro không thu hồi được vốn bị chiếm dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 64)