2011-2012 Chênh lệch

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 34)

2011-2012 Chênh lệch Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013 Tổng NV 100 100 100 0 0 Nợ phải trả 78,02 73,61 72,56 (4,41) (1,05) Nợ ngắn hạn 44,13 39,82 40,16 (4,31) 0,35 Nợ dài hạn 33,89 33,79 32,40 (0,10) (1,39) VCSH 21,98 26,39 27,44 (4,41) 1,05 Vốn đầu tư của CSH 18,52 23,18 18,82 4,67 (4,36) LNST chưa phân phối 3,46 3,21 8,62 (0,25) 5,41

(Nguồn: Trích bảng CĐKT của CTCP May và TMQT INDICO 2011-2012-2013)

Qua 2 bảng trên, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và VCSH, trong đó nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn VCSH và chiếm trên 70%. Đây chính là phương pháp đòn bẩy tài chính (sử dụng nợ vay tài trợ cho hoạt động SXKD). Mặc dù, các chỉ tiêu có xu hướng giảm trong năm 2012 và sau đó đồng loạt tăng lên vào năm 2013, nhưng về tỷ trọng, VCSH đang có xu hướng tăng lên, tình hình biến động cụ thể như sau:

Nợ phải trả: khoản mục nợ phải trả phản ánh cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Năm

2011, tổng nợ phải trả là 28.990.963.657 đồng, năm 2012 giảm 7.147.343.751 đồng xuống còn 21.843.619.906 đồng. Sau đó lại tăng 4.677.361.533 đồng, nâng tổng nợ phải trả năm 2013 lên thành 26.520.981.439 đồng. Trong đó:

Nợ ngắn hạn: trong cơ cấu nợ phải trả của công ty, khoản nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nợ ngắn hạn được cấu thành bởi hai nguồn chính là vay ngắn hạn và phải trả người bán. Năm 2011, giá trị khoản vay ngắn hạn là 7.990.000.000 đồng, tăng dần qua 3 năm, năm 2012 là 8.694.406.177 đồng và năm 2013 là 11.230.984.633 đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, công ty cần huy động thêm vốn vay để phục vụ cho hoạt động SXKD. Trong khi đó, phải trả người bán có sự giảm mạnh trong năm 2012 từ 7.527.842.433 đồng (năm 2011) xuống còn 2.542.758.518 đồng (năm 2012), sau đó tăng nhẹ trong năm 2013 thành 3.449.283.972 đồng. Việc công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp và duy trì ở một

35 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 2011 2012 2013 Tốc độ tăng VCSH mức thấp hơn nhằm mục đích xây dựng uy tín và hình ảnh. So với vốn vay ngân hàng, khoản vay này thường bị hạn chế và thời gian chiếm dụng vốn cũng ngắn, ngoài ra còn cần có sự tin tưởng giữa công ty và người bán. Điều này sẽ giúp công ty chiếm dụng và vận dụng vốn từ đối tác, đặc biệt làm công cụ đòn bẩy tài chính nếu biết cách khai thác hữu dụng trong tương lai. Chính vì vậy, sau khi hoàn thành hợp đồng sản xuất, công ty nên sớm thanh toán khoản nợ này để tránh gây ảnh hưởng tới uy tín của mình.

Chi phí phải trả: là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh bao gồm trích trước tiền lương phải trả cho công nhân, chi phí sửa chữa lớn cho TSCĐ, chi phí lãi tiền vay phải trả,…Trong 3 năm 2011-2013, chi phí phải trả có xu hướng giảm dần và bằng 0 tại thời điểm năm 2013. Điều này chứng tỏ, các khoản chi phí phải trích trước giảm đi và công ty hạch toán vào chi phí XDCBDD.

Nợ dài hạn bao gồm hai khoản sau:

Phải trả dài hạn người bán: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nợ dài hạn và giảm xuống còn 0 đồng vào năm 2013. Nguyên nhân là do công ty đã thanh toán đầy đủ khoản nợ này cho bên bán.

Vay và nợ dài hạn: từ bảng số liệu ta có thể thấy công ty sử dụng tương đối nhiều nợ vay dài hạn. Năm 2011, nợ dài hạn là 12.400.000.000 đồng, năm 2012 giảm còn 9.710.352.542 đồng nhưng vẫn tương đối cao, năm 2013 lại tăng 2.130.360.292 đồng thành 11.840.712.834 đồng. Nợ dài hạn tăng lên sẽ làm tăng mức độ sử dụng và sự phụ thuộc vào khoản nợ này, chứng tỏ khả năng quay vòng vốn của công ty còn kém. Nợ dài hạn có ưu điểm là đáp ứng được nhu cầu tài chính trong dài hạn của công ty để tiến hành đầu tư mở rộng SXKD, nhưng nhược điểm là công ty phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện mà ngân hàng đưa ra khi đi vay vốn.

Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng VCSH của CTCP May và TMQT Indico

Qua biểu đồ, ta nhận thấy năm 2012, VCSH có xu hướng giảm nhẹ, sau đó lại tăng lên vào năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này là do sự biến động của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. LNST chưa phân phối năm 2012 có sự suy giảm dẫn đến VCSH giảm. Tuy nhiên, việc tăng giảm của LNST chưa phân phối không có ảnh hưởng gì đến vốn đầu tư của chủ sở hữu, và vẫn giữ nguyên ở mức 6.880.000.000 đồng. VSCH của công ty được bù đắp nhờ LNST, hơn nữa đây không phải là các khoản nợ nên công ty không phải cam kết thanh toán. Vì vậy, việc VCSH được bổ sung sẽ mang lại lợi thế lớn cho công ty. Xét về lâu dài, công ty cần chú trọng đến nguồn này để nguồn lực nội tại được vững chắc.

Nhận xét chung

Thông qua các bảng biểu, biểu đồ cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty và bảng phụ lục, có thể thấy công ty chưa thành công trong việc vận dụng tài sản và nguồn vốn phục vụ cho hoạt động SXKD trong tình hình kinh tế biến động. Cơ cấu tài sản có sự đồng đều giữa TSNH và TSDH, nhưng cơ cấu nguồn vốn có sự chênh lệch giữa nợ phải trả và VCSH. Công ty cần xem xét lại điều này để điều chỉnh tỷ trọng nợ vay và VCSH sao cho hợp lý để tránh bị phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)