Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 60)

a. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là công ty còn chưa xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý và chính sách quản lý vốn hiệu quả. Ở thời điểm hiện tại, CTCP May và TMQT Indico được coi là một công ty trẻ, nguồn lực nội tại chưa đủ mạnh, vì vậy công ty đang sử dụng khá nhiều vốn vay để thực hiện sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trình độ quản lí và năng lực kinh doanh của ban điều hành chưa tốt, dẫn đến kết quả của quá trình hoạt động SXKD không đạt được mục tiêu đề ra. Chính điều này là nguyên nhân gây ra cho công ty các áp lực trả nợ, chi trả lãi vay, thời hạn trả nợ,...

Mặc dù trong giai đoạn 2011-2013, công ty có đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên cơ sở vật chất, hệ thống phân phối, bán lẻ trong nước vẫn chưa phát triển. Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm theo đơn đặt hàng lớn. Đơn đặt hàng này chủ yếu là của các doanh nghiệp, khu chung cư,.. nên khi nhu cầu của họ được cung cấp đầy đủ, hoạt động SXKD của công ty cũng bị đình trệ, doanh thu cũng không còn. Điều này làm cho doanh thu và lợi nhuận của công ty mới chỉ hoàn thành mức chỉ tiêu đề ra chứ chưa có thành tựu đáng kể.

Bên cạnh đó, sự yếu kém của bộ phận marketing cũng làm cho hình ảnh và thương hiệu của công ty ít được biết đến. Mặc dù thành lập và phát triển được gần 10 năm, nhưng hầu như trên thị trường không mấy khi thấy xuất hiện cái tên “Chăn ga gối đệm Koala”, sự đầu tư vào hệ thống bán lẻ trên thị trường gần như chưa có. Trong khi đó, các sản phẩm để bán lẻ của công ty chỉ được phân phối và bày bán trong các cửa hàng, đại lí chăn, ga, gối, đệm quy mô nhỏ. Ngoài việc sản xuất theo hợp đồng đặt hàng, bộ phận marketing vẫn chưa chủ động tìm kiếm những khách hàng mới, các cửa

61

hàng bán buôn, bán lẻ để bán và giới thiệu sản phẩm. Từ đó, làm tăng quy mô và mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm cho công ty.

Kinh nghiệm quản lí và tầm nhìn của ban lãnh đạo cũng như năng lực của đội ngũ nhân viên cũng là một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động SXKD của công ty. Điều này thể hiện ở các chiến lược sản xuất kinh doanh, quản lí và khai thác giá trị sử dụng của tài sản chưa tốt. TSLĐ chủ yếu là nguyên vật liệu dùng để sản xuất nhập về tương đối nhiều, đôi khi ở trong tình trạng dư thừa. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu này, công ty chủ yếu nhập từ nước ngoài, nên nếu nhập về mà không đúng thời điểm hoặc không dự đoán được sự biến động của giá cả sẽ làm cho chi phí đầu vào tăng lên.

b. Nguyên nhân khách quan

Giai đoạn 2011-2012 là giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản đóng băng, chi phí và giá cả các mặt hàng đều tăng cao. Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành dệt may nói chung và CTCP may và TMQT Indico nói riêng. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, các đơn đặt hàng cũng giảm sút làm cho hoạt động SXKD của công ty có sự trì trệ, doanh thu và các chỉ tiêu khác suy giảm.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh là cho thị phần của công ty bị chia nhỏ. CTCP may và TMQT Indico là một công ty mới và chưa có thương hiệu trên thị trường. Việc thiếu kinh nghiệm kinh doanh, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt từ những thương hiệu đã có tên tuổi trong ngành là khó khăn lớn đối với công ty.

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì chính sách pháp luật chưa hoàn thiện cũng là một trong những trở ngại đối với hoạt động của công ty. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến lãi suất cho vay và tỷ giá tiền tệ. Lãi suất cho vay tăng lên, tỷ giá tiền tệ thay đổi làm cho giá nhập khẩu nguyên vật liệu tăng, công ty cũng gặp các vấn đề liên quan đến chi phí lãi vay hay thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, việc dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cùng với sự thay đổi chóng mặt trong các chính sách của Chính phủ cũng là một thách thức đối với công ty.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở dựa vào lý luận của chương 1, qua việc nghiên cứu quá trình hình thành phát triển, khái quát hoạt động kinh doanh của CTCP may và TMQT Indico thể hiện qua các tiêu chí tài chính, doanh thu, lợi nhuận; chúng ta rút ra được những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh về định tính cũng như định lượng sát thực tế và những tồn tại, hạn chế trong quá trình SXKD. Từ đây, ta sẽ nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động SXKD của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)