0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INDICO (Trang 40 -40 )

tiêu tài chính

a. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011-2012 Chênh lệch Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013 KNTT hiện hành 1,12 1,04 1,2 (0,08) 0,17 KNTT nhanh 0,49 0,35 0,37 (0,13) 0,02 KNTT tức thời 0,04 0,01 0,04 (0,03) 0,03

(Nguồn: Số liệu tính toán từ CĐKT 2011-2012-2013)

Hệ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Dựa vào bảng trên, ta thấy hệ số KNTT hiện hành của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng có xu hướng tăng vào năm 2013. Năm 2012 giảm 0,1 lần, còn năm 2013 tăng 0,2 lần. Tại năm 2013, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,2 đồng TSNH. Tuy có sự tăng giảm không ổn định nhưng KNTT hiện hành của cả 3 năm đều lớn hơn hoặc bằng 1. Điều này chứng tỏ công ty không đầu tư rủi ro bằng cách sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Đây là hình thức tài trợ có tính an toàn cao và công ty có thể đảm bảo được KNTT nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên, trong TSNH có một bộ phận khó chuyển đổi thành tiền nhất, đó là hàng tồn

41

kho, vì nó có thể kém chất lượng. Cụ thể trong công ty, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn (trên 50%) trong tổng TSNH, điều này làm giảm tính động của chỉ tiêu KNTT hiện hành.

Hệ số thanh toán nhanh cho biết 1 đồng nợ của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH có tính thanh khoản cao. TSNH có tính thanh khoản cao chính là chênh lệch giữa tổng TSNH với hàng tồn kho. Hàng tồn kho không được xếp vào TSNH có tính thanh khoản cao vì để chuyển đổi thành tiền cần trải qua rất nhiều bước như bán hàng, thu nợ. Đó cũng chính là lí do làm cho KNTT nhanh của công ty thấp hơn nhiều so với KNTT hiện hành. Hệ số thanh toán nhanh của công ty có xu hướng giảm trong năm 2012 và tăng nhẹ trong năm 2013, cụ thể: Năm 2011 là 0,49 thì năm 2012 là 0,35 và năm 2013 là 0,37. Điều này cho thấy, năm 2011, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,5 đồng tài sản có KNTT nhanh đảm bảo. Nhưng năm 2012 và 2013, cứ 1 đồng nợ chỉ có 0,4 đồng tài sản có KNTT nhanh đảm bảo. Chỉ tiêu này của công ty thường xuyên thấp hơn mức 0,8 và chủ yếu phụ thuộc vào sự tăng giảm của hàng tồn kho. Ngoài ra, trong phần TSNH, sau khi đã trừ đi hàng tồn kho thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu là phải thu của khách hàng. Còn đối với nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn là vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán. Nếu như các khoản nợ đến hạn mà vẫn chưa thu hồi được thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán. Trên thực tế, công ty không có khoản nợ nào quá hạn, và các khoản phải thu phần lớn còn trong hạn. Như vậy, qua phân tích cho thấy KNTT nhanh của công ty là không cao, việc tăng KNTT nhanh sẽ giúp công ty tăng uy tín với chủ nợ trong việc công ty vay nợ ngắn hạn. Vì vậy công ty cần có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thu hồi nợ và xem xét thời điểm thu nợ từ khách hàng có sớm hơn thời điểm phải trả các khoản nợ đến hạn hay không, từ đó có biện pháp phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán.

Hệ số thanh toán tức thời là chỉ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, tiền mặt luôn có tính thanh khoản cao nhất. Tuy nhiên, do tính hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động, không phải lúc nào tiền cũng có tại quỹ của doanh nghiệp, mà nó tham gia vào quá trình SXKD dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo số liệu tính toán trong bảng số liệu trên, hệ số thanh toán tức thời của năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại có xu hướng tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn 0,5 rất nhiều. Nguyên nhân là do các khoản nợ phải trả của công ty tăng mạnh còn dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền có sự thay đổi thất thường (giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013). Công ty có thể tăng KNTT tức thời để giảm rủi ro bằng cách tăng dự trữ tiền các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc giữa lợi ích nhận

được của việc tăng KNTT tức thời với chi phí của việc tăng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để đưa ra quyết định chính xác.

Nhận xét: Qua phân tích khả năng thanh toán của CTCP May và TMQT Indico,

ta thấy các hệ số KNTT của công ty trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động đáng kể. Nhìn chung đều có sự giảm sút trong giai đoạn 2011-2012 và tăng lên trong giai đoạn 2012-2013. Tình hình thanh toán hiện hành của công ty đạt mức ổn định. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh của công ty, thu hút và tạo dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hệ số KNTT nhanh và KNTT tức thời vẫn còn rất thấp, công ty nên có những phương án phù hợp để đảm bảo những khoản KNTT này để tránh phải đối mặt với các rủi ro thanh toán.

b. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011-2012 Chênh lệch Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013 ROA 1,37 3,21 6,01 1,84 2,8 ROA ngành 4 3 4 (1) 1 ROS 1,87 3,24 6,51 1,37 3,27 ROS ngành 4 3 5 (1) 2 ROE 6,22 12,16 21,9 5,94 9,74 ROE ngành 8 6 9 (2) 3

(Nguồn: Số liệu tính toán từ CĐKT và BCKQKD 2011-2012-2013)

Biểu đồ 2.2: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu so với ngành (ROS)

- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 2011 2012 2013 1.87 3.24 6.51 4.00 3.00 5.00 ROS (%) ROS ngành (%)

43

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS_Return on sales)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần năm 2011 là 1,87% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty thu về 1,87 đồng lợi nhuận. Sau đó có sự tăng mạnh lên 3,24 vào năm 2012 và tiếp tục tăng lên thành 6,51 vào năm 2013. Điều này cho thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần có xu hướng tăng lên rất nhiều và đã vượt mức trung bình ngành trong giai đoạn 2012-2013. Mặc dù trong giai đoạn 2011-2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của ngành ở trong tình trạng giảm từ 4% xuống còn 3% do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Từ đây có thể thấy được tình trạng chung của ngành có sự đi xuống do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, nhưng CTCP May và TMQT Indico đã có sự nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm giữ vững và đẩy mạnh hoạt động SXKD. Từ đó, hiệu quả kinh doanh của công ty đã phát triển rất nhiều.

Biểu đồ 2.3: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản so với ngành (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA_Return on total asset)

Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 1,37% năm sau tăng lên mức 3,21%. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra để đầu tư cho hoạt động SXKD thì thu về 1,37 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2011 và 3,21 đồng năm 2012. Hệ số này có xu hướng tăng đều và tăng mạnh qua các năm và đạt mức 6,01 vào năm 2013. Chứng tỏ bên cạnh việc đầu tư thêm tài sản, công ty đã biết cách khiến tài sản của mình trở nên hữu dụng hơn. So với tỷ suất trung bình của ngành, ROA của công ty thấp hơn vào năm 2011, nhưng sau đó tăng dần và có xu hướng vượt tỷ suất trung bình ngành. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty trong giai đoạn 2011-2013 ngày càng đạt hiệu quả tốt. Để chi tiết hơn trong việc phân tích các nhân tố tác động đến ROA, có thể đề cập tới một phương pháp khác, đó là phương pháp phân tích Dupont. - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50 5.00 2011 2012 2013 1.37 3.21 6.01 4.00 3.00 4.00 ROA (%) ROA ngành (%)

Biểu đồ 2.4: Tỷ suất sinh lời trên VCSH so với ngành (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE_Return on Equity)

Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên VCSH là 6,22% có nghĩa là cứ 100 đồng VCSH bỏ ra để đầu tư thì lợi nhuận sau thuế thu về là 6,22 đồng. Tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2012 có sự tăng lên từ 6,22% thành 12,16% và vẫn có xu hướng tăng lên vào năm 2013 thành 21,9%. Từ đây có thể thấy, mặc dù tình hình nền kinh tế có sự biến động và khó khăn, nhưng công ty đã có sự nỗ lực để đảm bảo được tỷ suất sinh lời của mình không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. So với trung bình ngành, trong 2 năm 2012-2013 công ty có hệ số sinh lợi trên VCSH cao hơn rất nhiều. Chứng tỏ, vấn đề sử dụng vốn của công ty trong 3 năm đạt hiệu quả khá tốt.

- 3.00 6.00 9.00 12.00 15.00 18.00 21.00 24.00 2011 2012 2013 6.22 12.16 21.9 8.00 6.00 9.00 ROE (%) ROE ngành (%)

45

Phương pháp phân tích Dupont:

Bảng 2.8: Phương pháp phân tích Dupont

Chỉ tiêu Năm CL 2011-2012 CL 2012-2013 2011 2012 2013 LNST (triệu đồng) 508 952 2.196 444 1.244 DTT (triệu đồng) 27.144 29.385 33.732 2.241 4.347 TTS (triệu đồng) 37.158 29.676 36.549 (7.482) 6.873 ROS (%) (1) 1,87 3,24 6,51 1,37 3,27 Vòng quay TTS (vòng) (2) 73 99 92 26 (7) ROA (%) = (1) x (2) 1,37 3,21 6,01 1,84 2,8 TTS/VCSH (3) (Đòn bẩy tài chính) 4,55 3,79 3,64 (0,76) (0,14) ROE (%) = (1)x(2)x(3) 6,22 12,16 21,9 5,94 9,74

(Nguồn: Số liệu tính toán từ CĐKT và BCKQKD 2011-2012-2013) Phân tích ROA theo phương pháp Dupont:

Qua công thức Dupont, tỷ suất sinh lời trên TTS chịu tác động của tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và vòng quay TTS (hiệu suất sử dụng TTS). Theo số liệu trong mô hình Dupont ở bảng trên, chỉ tiêu ROS tăng đều và tăng mạnh trong 3 năm này, năm 2011 là 1,87% và năm 2013 là 6,51%. Để tăng quy mô của DTT, công ty đã cố gắng không là phát sinh khoản giảm trừ doanh thu, đưa ra chính sách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đối với vòng quay TTS, ta thấy chỉ tiêu này tăng mạnh ở giai đoạn 2011-2012 và giảm nhẹ vào giai đoạn 2012-2013. Vòng quay TTS phụ thuộc vào hai nhân tố là DTT và TTS. Số vòng quay của tài sản càng cao thì sức sản xuất của tài sản càng lớn. Chính vì vậy, để nâng cao tỷ lệ sinh lời của TTS, một mặt phải nâng cao quy mô DTT, mặt khác phải đầu tư và sử dụng hợp lý TTS. Năm 2011-2012, công ty có đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận chuyển và khánh thành một tòa nhà điều hành mới. Việc tăng lên của vòng quay TTS chứng tỏ tài sản đầu tư thêm này đã đem lại hiệu quả tốt cho hoạt động SXKD của công ty. Năm 2013, công ty đã đẩy mạnh việc tiêu thụ làm doanh thu tăng, đồng thời công tác quản lí chi phí khá tốt vì vậy mà LNST tăng cao làm chỉ số ROS tăng. Đây cũng là nhân tố chủ yếu làm ROA năm 2013 tăng 2,8% so với năm 2012.

Phân tích ROE theo phương pháp Dupont:

Qua bảng phân tích và sơ đồ triển khai chỉ tiêu ROE, ta có thể thấy được chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là lợi nhuận sau thuế, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Điều này có nghĩa là để tăng hiệu quả SXKD (tức là tăng ROE) doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc cân đối để tăng ba chỉ tiêu trên. Trong đó hai chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và vòng quay tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến ROA đã được phân tích bên trên, có thể tăng lên bằng cách đưa ra các chính sách sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất hoặc đầu tư mua sắm và sử dụng TSCĐ hợp lý. Đối với nhân tố cuối cùng – đòn bẩy tài chính, phụ thuộc vào TTS và VCSH. Chỉ tiêu này có sự sụt giảm trong thời gian từ 2011 đến 2013 và phụ thuộc vào sự tăng giảm của TTS và VCSH. Tuy nhiên, do sự tăng lên mạnh mẽ của DTT và LNST, sự giảm sút của đòn bẩy tài chính không làm ảnh hưởng quá nhiều đến ROE. Bằng chứng là trong giai đoạn này, ROE vẫn không ngừng tăng lên và vượt mức trung bình ngành rất nhiều (Biểu đồ 2.4). Qua đây, ta rút ra được kết luận như sau: nhờ duy trì được uy tín với khách hàng, kết hợp với việc khai thác và sử dụng hợp lý tài sản, công ty đã tạo ra được lượng lớn doanh thu cho mình. Cùng với việc quản lý tốt chi phí mà LNST năm 2013 của công ty tăng cao. Bên cạnh đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã mang lại hiệu quả. Đó chính là những nhân tố làm cho ROE năm 2013 tăng cao so với năm 2012.

c. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Đơn vị tính: vòng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011-2012 Chênh lệch Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013 Số vòng quay của TTS 73 99 92 26 (7) Vòng quay TTS ngành 95 146 197 51 51

47

Biểu đồ 2.5: So sánh vòng quay TTS với trung bình ngành

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy hệ số vòng quay TTS của công ty qua các năm 2011-2013 so với hệ số trung bình của ngành. Hệ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Hệ số vòng quay TTS càng cao đồng nghĩa với việc tài sản được sử dụng vào các hoạt động SXKD càng hiệu quả. Năm 2011, hệ số vòng quay TTS của công ty là 73, chứng tỏ với 100 đồng tài sản sẽ có 73 đồng doanh thu tạo ra. Năm 2012, hệ số này tăng mạnh lên 99. Nguyên nhân do năm 2012, hàng tồn kho giảm xuống một lượng đáng kể làm cho tổng tài sản giảm, đồng thời doanh thu tăng lên, dẫn đến việc tăng lên của hệ số này. Nhưng sau đó lại có sự giảm nhẹ vào năm 2013 xuống còn 92. Lí do là công ty tăng cường sản xuất lô hàng mới, làm hàng tồn kho tăng lên, mức tăng của TTS lớn hơn mức tăng của doanh thu, nên hệ số giảm xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hệ số vòng quay TTS của công ty so với trung bình ngành vẫn thấp hơn khá nhiều. Công ty cần đưa ra những biện pháp để quản lý sự biến đổi hàng tồn kho và tăng chỉ tiêu này.

73 99 92 99 92 95 146 197 0 50 100 150 200 250 2011 2012 2013 Số vòng quay TTS Vòng quay TTS ngành

 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 2.10: Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSNH Chỉ tiêu Năm CL

2011-2012

CL 2012-2013 2012-2013 2011 2012 2013

Sức sinh lời của TSNH (lần) 0,03 0,08 0,12 0,05 0,05

Số vòng quay TSNH (vòng) 1,48 2,4 1,91 0,92 (0,49)

Thời gian vòng quay TSNH

(ngày) 243,22 149,86 188,52 (93,37) 38,67

Mức tiết kiệm/hao phí

TSNH (triệu đồng) - (7,621) 3,623 - 11,244

Suất hao phí TSNH so với

DTT (lần) 0,68 0,42 0,52 (0,26) 0,11 Suất hao phí TSNH so với

LNST (lần) 36,09 12,84 8,04 (23,25) (4,80) Số vòng quay HTK (vòng) 2,01 3,08 2,29 1,07 (0,79)

Thời gian quay vòng HTK

(ngày) 179,34 116,84 156,87 (62,50) 40,03

Số vòng quay các khoản

phải thu (vòng) 5,32 10,39 7,80 5,07 (2,60) Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 67,64 34,64 46,18 (33,00) 11,54

(Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC 2011-2012-2013)

Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn

Nhìn chung, qua 3 năm, chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên đều đặn. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng TSNH có thể tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. Năm 2011, sức sinh lời của TSNH đạt 0,03 lần có nghĩa là 1 đồng TSNH công ty đầu tư cho hoạt động SXKD sẽ tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 và 2013, có tín hiệu tăng lên 0,05 mỗi năm thành 0,08 (năm 2012) và 0,12 (năm 2013). Nguyên nhân của việc này là do sự tăng lên của cả hai khoản LNST và TSNH. LNST tăng lên là do công ty bàn giao sản phẩm theo đơn đặt hàng, khách hàng thanh toán đầy đủ, làm doanh thu tăng lên. Bên cạnh đó, TSNH chủ yếu được hình thành từ 2 nguồn là phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ INDICO (Trang 40 -40 )

×