Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 59)

2.3.2.1. Hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế và thiếu sót mà công ty cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD.

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động SXKD của công ty, doanh thu tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế là các sản phẩm được bán ra của công ty thường nằm trong các đơn đặt hàng lớn. Nói cách khác, công ty bị phụ thuộc vào các đơn hàng này. Chính vì vậy, khi nhu cầu sử dụng của các khách hàng này không còn, thì hoạt động SXKD của công ty cũng bị ảnh hưởng.

Sự phụ thuộc nói đến ở trên kéo theo một hạn chế khác đó là sự biến động của hàng tồn kho. Việc hoàn thành đơn hàng và bàn giao sản phẩm thường diễn ra trong thời gian khá dài. Điều này làm cho chỉ tiêu hàng tồn kho của công ty luôn ở mức cao, làm phát sinh các chi phí như nhà kho, trông coi, chi phí bảo quản và quản lý HTK,...

Cơ cấu giữa nợ phải trả và VCSH có sự chênh lệch đáng kể. Nợ phải trả thường xuyên lớn hơn 70% tổng số nguồn vốn. Điều này có ưu điểm là tận dụng được nguồn vốn vay để SXKD nhưng cũng đem lại khá nhiều khó khăn như áp lực trả nợ, chi phí lãi vay, thời hạn trả nợ và rủi ro trong kinh doanh,... Hơn nữa, chỉ tiêu sức sinh lời của tiền vay cũng cho thấy công ty khai thác khoản vốn vay này chưa hiệu quả. Nếu như gặp rủi ro trong kinh doanh, công ty không thể chi trả lãi tiền vay và nợ vay, sẽ rất dễ dẫn đến phá sản.

Khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty còn thấp và thường xuyên nhỏ hơn mức 0,8, thậm chí còn có sự sụt giảm đáng kể vào năm 2012. Lượng tích trữ tiền và các khoản tương đương tiền của công ty còn rất thấp trong khi hàng tồn kho tích trữ quá nhiều. Hàng tồn kho lại có tính chất khó chuyển đổi thành tiền vì còn phải trải qua các bước như bán hàng, thu hồi nợ. Dự trữ tiền ít

làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty thấp, gây khó khăn cho công ty trong các trường hợp cần chi trả gấp hoặc gặp sự cố bất ngờ.

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty cũng là một chỉ tiêu thấp, chứng tỏ việc khai thác giá trị sử dụng đối với TSNH chưa đạt hiệu quả. Công ty mua sắm quá nhiều nguyên vật liệu để phục vụ quá trình sản xuất, nhưng lại không khai thác được hết giá trị sử dụng của tài sản này. Nguyên vật liệu dự trữ mỗi kỳ đều còn nhiều, hàng tồn kho sản xuất ra chưa bàn giao cho khách cũng được tích trữ lại, làm phát sinh chi phí và giảm hiệu quả sản xuất.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao cũng là một hạn chế của công ty. Năm 2011, các khoản phải thu chiếm khoảng 27% trong tổng tài sản. Điều này dẫn đến việc hoạt động SXKD của công ty không đạt hiệu quả. Công ty phải đi vay vốn bên ngoài để phục vụ cho quá trình SXKD. Nếu như công ty không chú ý xem xét về khả năng trả nợ của khách hàng, có thể sẽ gặp nhiều rủi ro không lường trước được.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)