Phân tích khái quát tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 28)

a. Khái quát tình hình tài sản

29

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của CTCP May và TMQT INDICO

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm CL 2011-2012 CL 2012-2013

2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng tài sản 37.158.217.835 29.676.036.095 36.549.995.922 (7.482.181.740) (20,14) 6.873.959.827 23,16

TSNH 18.339.077.866 12.232.182.922 17.664.897.653 (6.106.894.944) (33,30) 5.432.714.731 44,41 Tiền và các khoản Tiền và các khoản

tương đương tiền 691.814.568 140.729.450 637.475.226 (551.085.118) (79,66) 496.745.776 352,98 Các khoản phải thu ngắn hạn 5.099.929.545 2.827.417.910 4.327.417.910 (2.272.511.635) (44,56) 1.500.000.000 53,05 Hàng tồn kho 10.364.153.869 8.068.801.185 12.175.873.148 (2.295.352.684) (22,15) 4.107.071.963 50,90 TSNH khác 2.183.179.884 1.195.234.377 524.131.369 (987.945.507) (45,25) (671.103.008) (56,15) TSDH 18.819.139.969 17.443.853.172 18.885.098.269 (1.375.286.797) (7,31) 1.441.245.097 8,26 Tài sản cố định 18.819.139.969 17.443.853.172 17.052.867.332 (1.375.286.797) (7,31) (390.985.840) (2,24) Chi phí xây dựng CBDD - - 1.832.230.937 - 1.832.230.937

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

Tổng tài sản ở năm 2011 là 37.158.217.835 đồng trong đó tài sản lưu động là 18.339.077.866 đồng còn lại là tài sản cố định, chiếm khoảng 50% cơ cấu tổng tài sản (18.819.139.969 đồng). Năm 2012, tổng tài sản của công ty là 29.676.036.095 đồng, giảm 7.482.181.740 đồng so với năm 2011, trong đó lượng giảm chủ yếu đến từ tài sản ngắn hạn, đặc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm là do công ty đang áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt, ưu điểm là giảm rủi ro cho công ty vì khách hàng thanh toán đúng hạn. Hàng tồn kho giảm là do công ty hoàn thành sản xuất kinh doanh và đã bán được một lượng hàng lớn trong kho. Đến năm 2013, tổng tài sản của công ty là 36.549.995.922 đồng, tăng 6.873.959.827 đồng so với năm 2012 trong đó lượng tăng chủ yếu là do hàng tồn kho và phát sinh chi phí xây dựng CBDD. Hàng tồn kho tăng lên là do công ty thực hiện sản xuất lô hàng mới, cần có sự chuẩn bị, mua sắm một số nguyên vật liệu, dụng cụ. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên do công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, ưu điểm là thu hút và mở rộng thêm các mối quan hệ với khách hàng mới; nhưng cũng đem lại nhược điểm là tăng rủi ro cho công ty nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn.

Bảng 2.2: Tỷ trọng của từng giá trị theo tổng tài sản

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013

Tổng tài sản 100 100 100 0 0

TSNH 49,4 41,2 48,3 (8,13) 7,11

Tiền và các khoản tương

đương tiền 3,8 1,2 3,6 (2,62) 2,46

Các khoản phải thu ngắn

hạn 27,8 23,1 24,5 (4,69) 1,38 Hàng tồn kho 56,5 66,0 68,9 9,45 2,96 Tài sản ngắn hạn khác 11,9 9,8 3,0 (2,13) (6,80) TSDH 50,6 58,8 51,7 8,13 (7,11) Tài sản cố định 50,6 58,8 46,7 8,2 (12,1) Chi phí xây dựng CBDD 0 0 5,0 0 5,0

(Nguồn: Trích bảng CĐKT của CTCP May và TMQT INDICO 2011-2012-2013)

Tình hình tài sản ngắn hạn: Trong cơ cấu TSNH của công ty trong 3 năm, hàng

tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50%), tiếp đó là các khoản phải thu ngắn hạn, TSNH khác và thấp nhất là tiền và các khoản tương đương tiền. Tuy nhiên, tỷ trọng của từng loại có sự thay đổi qua các năm.

31

Tiền và các khoản tương đương tiền: Qua các năm, tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng, giảm không đồng đều. Năm 2012 giảm mạnh từ 691.814.568 đồng (năm 2011) xuống còn 140.729.450 đồng (năm 2012) chiếm 3,8% trong cơ cấu TSNH. Tuy nhiên, trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ trọng rất thấp. Mặc dù, đặc điểm của công ty là hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tiền và các khoản tương đương tiền cần phải duy trì ở mức ổn định để đáp ứng các nhu cầu về chi phí phát sinh trong quá trình mua sắm nguyên vật liệu bất thường. Việc công ty nắm giữ ít tiền sẽ tạo ra nhiều khó khăn nếu công ty cần một số tiền lớn trong các trường hợp bất thường, đột xuất.

Các khoản phải thu ngắn hạn: Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, các khoản phải thu ngắn hạn cũng có sự tăng giảm không đồng đều. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chỉ bao gồm khoản phải thu khách hàng. Năm 2012, khoản phải thu ngắn hạn là 2.827.417.910 đồng, giảm 2.272.511.635 đồng so với khoản phải thu năm 2011 là 5.099.929.545 đồng. Tuy nhiên đến năm 2013, khoản phải thu này đã tăng 1.500.000.000 đồng thành 4.327.417.910 đồng. Sự tăng giảm của khoản phải thu khách hàng phụ thuộc vào chính sách tín dụng thắt chặt hay nới lỏng của công ty. Nếu công ty áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt, khoản phải thu khách hàng sẽ giảm, còn nếu công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, khoản phải thu này sẽ tăng. Mỗi chính sách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Ưu điểm của chính sách tín dụng nới lỏng là thu hút và mở rộng thêm các mối quan hệ với khách hàng mới, nhưng cũng đem lại nhược điểm là tăng rủi ro cho công ty nếu khách hàng không thanh toán tiền đúng hạn.

Hàng tồn kho: Năm 2011 là 10.364.153.869 đồng, năm 2012 giảm 2.295.352.684 đồng xuống còn 8.068.801.185 đồng. Năm 2013, hàng tồn kho lại tăng 4.107.071.963 đồng lên thành 12.175.873.148 đồng. Nguyên nhân là do, năm 2012, công ty bàn giao cho khách một lô hàng nên hàng trong kho giảm, khách hàng thanh toán nốt tiền (đây cũng chính là lí do khoản phải thu khách hàng giảm đi). Năm 2013, hàng tồn kho tăng lên do công ty thực hiện sản xuất lô hàng mới, cần có sự chuẩn bị, mua sắm một số nguyên vật liệu, dụng cụ để phòng giá cả biến động nhằm làm giảm chi phí sản xuất. Hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn (luôn trên 50%). Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng lên kéo theo các chi phí như nhà kho, chi phí lưu trữ, bảo quản. Vì vậy, công ty cần cân nhắc tỷ trọng hàng tồn kho một cách hợp lý.

Tài sản ngắn hạn khác: chỉ bao gồm thuế GTGT được khấu trừ. Năm 2011 là 2.183.179.884 đồng, năm 2012 giảm 987.945.507 đồng xuống còn 1.195.234.377 đồng. Năm 2013, TSNH khác giảm 671.103.008 đồng xuống còn 524.131.369 đồng. Do hàng tồn kho tăng và chi phí sản xuất lô hàng mới tăng. Số lượng hàng bán được

lại tăng lên, chênh lệch giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào và giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra thay đổi. Đây là nguyên nhân thuế GTGT được khấu trừ giảm.

Tình hình tài sản dài hạn: Qua bảng số liệu, có thể thấy TSCĐ chiếm gần như

toàn bộ tỷ trọng của TSDH. Năm 2011 và 2012 chiếm 100%, năm 2013 chiếm hơn 90%.

Tài sản cố định: năm 2011 là 18,819,139,969 đồng, năm 2012 giảm 1.375.286.797 đồng, còn 17.443.853.172 đồng. Năm 2013 cũng có sự giảm xuống nhưng mức chênh lệch không lớn, TSCĐ năm 2013 là 17.052.867.332 đồng. Nguyên nhân là do sự chênh lệch của hai chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ và khấu hao lũy kế hàng năm.

Chi phí xây dựng CBDD: chi phí này phát sinh vào năm 2013 (1.832.230.937 đồng). Đây là khoản chi phí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng bao gồm chi phí mua sắm mới TSCĐ, xây dựng mới hay trang bị thêm kỹ thuật công trình. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do năm 2013 công ty đang thực hiện thi công một tòa nhà điều hành mới.

Tóm lại, qua số liệu bảng cơ cấu tài sản của CTCP May và TMQT INDICO trong giai đoạn 2011-2013, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có sự cân đối giữa TSNH và TSDH. Tuy nhiên, trong 3 năm tài sản có mức tăng, giảm không ổn định, chủ yếu năm 2012, các chỉ tiêu đều giảm. Năm 2013, nền kinh tế có sự phục hồi, công ty mở rộng thêm quy mô làm cho tài sản tăng lên. Mặt khác, các chỉ tiêu này cũng còn phụ thuộc vào các đơn hàng lớn từ phía khách hàng. Công ty cần chú ý đến điều này để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của mình.

33

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP May và TMQT Indico

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nguồn vốn 37.158.217.835 29.676.036.095 36.549.995.922 (7.482.181.740) (20,14) 6.873.959.827 23,16 Nợ phải trả 28.990.963.657 21.843.619.906 26.520.981.439 (7.147.343.751) (24,65) 4.677.361.533 21,41 Nợ ngắn hạn 16.397.545.316 11.815.858.300 14.680.268.605 (4.581.687.016) (27,94) 2.864.410.305 24,24 Vay và nợ ngắn hạn 7.990.000.000 8.694.406.177 11.230.984.633 704.406.177 8,82 2.536.578.456 29,17 Phải trả người bán 7.527.842.433 2.542.758.518 3.449.283.972 (4.985.083.915) (66,22) 906.525.454 35,65

Thuế và các khoản phải nộp

nhà nước 66.702.884 190.693.606 - 123.990.722 185,89 (190.693.606) (100,00)

Chi phí phải trả 812.999.999 387.999.999 - (425.000.000) (52,28) (387.999.999) (100,00)

Nợ dài hạn 12.593.418.341 10.027.761.606 11.840.712.834 (2.565.656.735) (20,37) 1.812.951.228 18,08

Phải trả dài hạn người bán 193.418.341 317.409.064 - 123.990.723 64,10 (317.409.064) (100,00)

Vay và nợ dài hạn 12.400.000.000 9.710.352.542 11.840.712.834 (2.689.647.458) (21,69) 2.130.360.292 21,94

VCSH 8.167.254.178 7.832.416.188 10.029.014.482 (334.837.990) (4,10) 2.196.598.294 28,04

Vốn đầu tư của CSH 6.880.000.000 6.880.000.000 6.880.000.000 - - - -

LNST chưa phân phối 1.287.254.178 952.416.188 3.149.014.482 (334.837.990) (26,01) 2.196.598.294 230,63

Bảng 2.4: Tỷ trọng của từng giá trị theo tổng nguồn vốn

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần may và thương mại quốc tế INDICO (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)