Kết quản ồng độ ức chết ối thiểu (MIC)

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 66)

Trong thí nghiệm này thực hiện kiểm tra giá trị nồng độức chế tối thiểu của 4 loại thuốc kháng sinh: ampicillin (AMP), trimethoprim+sulfamethoxazole (SXT), oxytetracycline (OXY) và enrofloxacin (ENR) đối với 4 chủng vi khuẩn E. tarda. Mục đích của việc xác

định giá trị ức chế tối thiểu nhằm tìm ra được nồng độ thấp nhất của thuốc kháng sinh có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đó. Nồng độức chế

tối thiểu của 4 loại thuốc trên đối với 4 chủng vi khuẩn E. tarda được trình bày qua Bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả MIC của các chủng E. tarda Giá trị MIC (ppm) Số chủng vi khuẩn tương ứng Kháng sinh 0,5 1 2 4 8 16 32 64 128 1024 Số chủng kháng ENR 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 4 OXY 1 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 SXT 0 0 0 0 0 0 0 3 1 0 4 AMP 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0

Ghi chú: chữ số in đậm số chủng vi khuẩn thể hiện sự kháng đáp ứng (CLSI, 2006)

Qua Bảng 4.8 cho thấy được tính kháng của chủng vi khuẩn này với 2 loại thuốc enrofloxacin và trimethoprim+sulfamethoxazole. Hầu hết các chủng vi khuẩn E. tarda kháng cao nhất với trimethoprim+sulfamethoxazole với 3 chủng kháng ở nộng độ 64ppm và 1 chủng có MIC lên đến 128ppm.

Riêng đối với kháng sinh enrofloxacin, 100% số chủng kháng cao ở nồng độ 16 ppm. Đối với hai loại kháng sinh còn lại là oxytetracycline và ampicillin, 100% số chủng vi khuẩn nhạy ở nồng độ rất thấp, lần lượt là 0,5-1 ppm và 2 ppm. So với kết quả kháng sinh đồ thực hiện ở trên, kết quả MIC có nhiều

điểm tương đồng. Theo đó, kết quả kháng sinh đồ ghi nhận có đến 65% chủng vi khuẩn nhạy với ampicillin. Tuy nhiên, các kháng sinh enrofloxacin và trimethoprim+sulfamethoxazole cho kết quả MIC có sự khác biệt, khi có đến 100% chủng vi khuẩn sử dụng kháng ở nồng độ khá cao. Điều này có thể là do, các chủng vi khuẩn thực hiện MIC được lựa chọn ngẫu nhiên và có thể rơi vào những chủng có kết quả đường kính vòng vô trùng nhạy trung bình và gần với giá trị kháng. Qua đây, cho thấy sự cần thiết thực hiện thí nghiệm

xác định nồng độ ức chế tối thiểu, để có thể xác định chính xác độ nhạy và kháng của kháng sinh với vi khuẩn gây bệnh trên cá nuôi.

Một vài nghiên cứu trước đây cũng cho thấy các chủng E. tarda khá nhạy với nhiều loại kháng sinh phổ biến. Các kết quả MIC của Lee et al. (2011) trên 18 chủng E. tarda phân lập trên cá nước ngọt với 6 loại kháng sinh là ampicillin, kanamycin, tetracycline, nalidixic acid, furazolidone và sulphamethoxazole, cho thấy chúng kháng với nhiều loại ở nồng độ rất cao. Kết quả giá trị MIC dao động từ 1-128 ppm. Kháng sinh tetracycline kháng rất cao với 66,7% số chủng và MIC là 128 ppm. Các kháng sinh còn lai cũng cho

tỷ lệ kháng cao với giá trị MIC dao động từ 16-64 ppm, riêng nalidixic acid có tỷ lệ nhạy cao nhất (44,4%) ở mức MIC là 1 ppm. Ngược lại, nghiên cứu của Renhardt et al. (1985) trên 29 chủng E. tarda cho thấy tất cả các chủng này đều nhạy với ampicillin (0,5 ppm), chloramphenicol (1 ppm), tetracycline (1 ppm), trimethoprim+sulfamethoxazole, cefotaxim và kháng sinh nhóm quinolones (0,063 ppm) và 90% số chủng kháng cao với polymyxin B (256 ppm), colistin

(128 ppm). Ngoài ra, nghiên cứu của Bonnedahl et al. (2008) trên 42 chủng E. tarda cũng cho thấy chúng nhạy với nhiều loại kháng sinh với giá trị MIC ở

mức rất thấp như: ciprofloxacin (0,008-0,01 ppm), tetracycline (0,3-0,1 ppm), cefotaxim (0,008-0,06 ppm), trimethoprim (0,03-0,5 ppm), streptomycin (2- 16 ppm), ampicillin (0,1-0,5 ppm). Từ kết quả kháng sinh đồ và giá trị nồng

độ ức chế tối thiểu (MIC) cho thấy, có thể sử dụng các kháng sinh cefotaxim, florfenicol, ampicillin và oxytetracycline để điều trị bệnh do E. tarda gây ra trên cá thát lát còm.

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 66)