Bệnh do vi khuẩn Gram dương trên cá nuôi nước ngọt

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 25)

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận 1 số tác nhân vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên cá nước ngọt tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Các loài vi khuẩn Gram dương này phần lớn thuộc nhóm vi khuẩn Streptococcus

spp. Nhóm vi khuẩn này đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều đối tượng

nuôi như cá điêu hồng, cá rô phi (El-Sayed, 2006; Noga, 2010; Đặng Thụy Mai Thy và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011).

Vi khuẩn Streptococcus spp. là vi khuẩn dạng hình cầu hoặc ovan, các tế bào của vi khuẩn Streptococcus spp.thường ghép với nhau thành từng chuỗi

dài, nên được gọi là liên cầu khuẩn, thuộc loại Gram dương, không di động, không tạo bào tử, lên men trong môi trường O/F, oxidase và catalase âm tính, có khả năng lên men và oxi hóa đường glucose, sucrose và maltose, vi khuẩn không có khả năng sinh khí H2S, cho phản ứng âm tính với citrate, không có khả năng thủy phân gelatine và starch. Nhóm vi khuẩn này sinh trưởng tốt trên

môi trường TSA có thêm 0,5% glucose, môi trường BHIA, môi trường thạch máu (blood agar). Nuôi cấy ở 20-30oC, sau 24 - 48 giờ hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5-1,0 mm, màu hơi vàng, hình tròn, hơi lồi (Inglis et al., 1993; Buller, 2004).

Khi bị nhiễm bệnh, cá có một số biểu hiện như: màu sắc đen tối, bơi lội không bình thường, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, nhưng các vết loét thường

nông hơn các bệnh có lở loét khác. Cá bị bệnh vận động khó khăn, bơi không định hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng lên về thể tích do phù nề. Sự thương tổn nội quan là lý do gây chết. Tuy vậy, bệnh có thể xảy

ra ở thể nhẹ (mãn tính), chỉ có một vài nốt xuất huyết trên thân mà không có hiện tượng thương tổn nội tạng. Tuy nhiên, nếu bệnh ở dạng cấp tính thì gây chết ở tỉ lệ cao. Hai loài vi khuẩn thường được phân lập là S. agalactiae S. iniae (Buller, 2004; El-Sayed, 2006; Noga, 2010).

Bệnh nhiễm vi khuẩn S. agalactiae được báo cáo lần đầu tiên ở cá hồi (Oncorhynchus mykiss) ở tỉnh Shizuoka, Nhật Bản vào năm 1957 (Hoshina et al., 1958). Bệnh do vi khuẩn S. agalactiae xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, ở

cả cá nước ngọt và nước mặn. Bệnh có thể xảy ra ở một số loài cá nước ngọt

như: cá basa (Pangasiusbocourti), cá rô phi (Oreochrromis niloticus), cá chép (Cyprinus carpio), và một số loài cá biển như cá chẽm (Lates calcarifer) (Stoskop, 1993; Buller, 2006).

Phương thức lan truyền của vi khuẩn Streptococcus agalactiae là truyền ngang, với sự lây nhiễm xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với cá bị nhiễm bệnh hoặc lây nhiễm từ thức ăn. Robinson and Meyer (1966) cho thấy bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp bằng cách gây cảm nhiễm khi ngâm cá vào bể kính với vi khuẩn 106 CFU/ml trong 10 phút. Thí nghiệm gây cảm nhiễm vi khuẩn

Streptococus spp. đã được nhiều tác giả nghiên cứu cũng như công bố không chỉ trên cá điêu hồng mà còn những đối tượng khác. Có nhiều phương pháp

gây cảm nhiễm như: tiêm, tắm và ngâm. Suanyuk et al. (2005) đã tiến hành gây cảm nhiễm vi khuẩn S. agalactiae trên cá rô phi (Oreochromis niloticus)

và đã thu được kết quả là LD50 được xác định từ 3,6x101 – 1,72x107 CFU/ml, với tỉ lệ chết từ 20-90%. Amal et al. (2008) cũng tiến hành gây cảm nhiễm vi khuẩn S. agalactiae trên cá điêu hồng có trọng lượng trung bình từ 85-100g. Kết quả xác định được vi khuẩn gây chết ở nồng độ 3x106 CFU/ml, LD50 = 3x1010 CFU/ml.

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)