Kết quả kháng sinh đồ của chủng vi khuẩn E.tarda

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 64)

Từ 47 chủng vi khuẩn E. tarda phân lập từ cá thát lát bệnh đốm đỏ ở

các tỉnh ĐBSCL sau khi định danh qua các chỉ tiêu cơ bản và bộ kit API 20E, nghiên cứu chọn 20 chủng vi khuẩn để thực hiện kháng sinh đồ trên 11 loại thuốc kháng sinh. Kết quảkháng sinh đồđược trình bày qua Hình 4.11.

Hình 4.11: Kết quả kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn E. tarda

Ghi chú: Ampicillin (AMP), doxycycline (DO), oxytetracyclinee (OXY), enrofloxacin (ENR), florfenicol (FFC), flumequine (UB), streptomycin (S), trimethoprim+sulfamethoxazole (SXT), streptomycin (S), colistin (CT), cefazolin (Kz)

Kết quả kháng sinh đồ của 20 chủng vi khuẩn E. tarda cho thấy các chủng vi khuẩn gây bệnh đốm đỏ trên cá thát lát vẫn còn nhạy với các kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam như: ampicillin (65%), cefotaxim (80%) và các kháng sinh thuộc các nhóm khác như: enrofloxacin (85%), florfenicol (100%), flumequine (90%), và trimethoprim+sulfamethoxazole (70%), oxytetracycline (60%). Tuy nhiên, một số kháng sinh thuộc nhóm beta lactam khác đã giảm tính nhạy với vi khuẩn này như cefazolin và cephalexin khi có

đến lần lượt 65% và 75% số chủng chỉ nhạy trung bình với 2 loại kháng sinh này. Bên cạnh đó, đa số các chủng đã kháng với doxycycline (75%) và streptomycin (100%). Kết quả kháng sinh đồ đề tài thu được khá phù hợp với thực tế sử dụng kháng sinh của hộ nuôi. Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhóm kháng sinh beta lactam và quinolone thường được người nuôi sử dụng để điều trị bệnh do vi khuẩn nhất (60%). Ngược lại, do hiệu quả điều trị không cao nên các khánh sinh nhóm tetracycline điển hình là doxycycline ít được chọn lựa sử

dụng (36%).

Đối với các kháng sinh enrofloxacin, flumequine, cefotaxim và

florfenicol đều cho kết quả nhạy cao (trên 80% số chủng) với hầu hết các chủng vi khuẩn trong nghiên cứu. Kết quả này có một số điểm khác biệt với những ghi nhận trong nghiên cứu của Nidirah et al. (2012) cho thấy sự kháng

cao của E. tarda phân lập trên cá chẽm với các kháng sinh nhóm beta lactam

như ampicilin (58,82%) and amoxicillin (58,82%) và spiramycin (94,12%). Bên cạnh đó các chủng này lại nhạy 100% với oxytetracycline, florfenicol.

Thêm vào đó, kết quả cũng có sự khác biệt so với ghi nhận trước đây cho rằng

E. tarda nhạy cao với streptomycin và kháng cao với ampicillin (Sahoo và Mukherjee, 1997; Nadirah et al., 2012).

Từ những năm 1985, những chủng vi khuẩn E. tarda phân lập từ cá bệnh tại Mỹ và Đài Loan cũng đã được ghi nhận là nhạy cao với các loại kháng sinh thuộc nhóm quinolones, nhóm beta-lactam và kháng sinh sulfamethoxazole-trimethoprim. Ngoài ra, cũng cho kết quả kháng với ampicillin với tỷ lệ kháng thấp tương tự với kết quả đề tài ghi nhận được (25%-34%). Tuy nhiên, những chủng vi khuẩn này lại khá nhạy với các kháng sinh nhóm tetracyclines với 65% chủng nhạy so với 25% chủng vi khuẩn nhạy trung bình mà đề tài ghi nhận được ở doxycycline và 60% số chủng nhạy với oxytetracycline (Reinhardt et al., 1985; Walman and Shotts, 1986). Tương tự, tác giả Reger (1993) cũng ghi nhận các chủng E. tarda nhạy cao với kháng sinh thuộc nhóm quinolones, gentamycine và doxycycline. Ngoài ra nghiên cứu của Clark et al. (1991) cũng ghi nhận loài vi khuẩn này nhạy với kháng sinh nhóm aminoglycosides và các kháng sinh penicillin, cirofloxacin. Một số

công trình công bố gần đây cũng cho kết quả nhạy tương tự với kháng sinh nhóm tetracyclines, aminoglycosides, beta lactams, quinolones(Stock and Wiedemann, 2001; Lim et al., 2003). Bên cạnh đó, nhóm vi khuẩn này cũng được ghi nhận là kháng với kháng sinh nhóm macrolides, glycopeptides và các kháng sinh streptomycin, rifampin và oxacycline. Từ những thông tin trên cho thấy cần thiết có thêm những nghiên cứu về sự kháng thuốc của loài vi khuẩn này tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 64)