Kết quả cảm nhiễm E.tarda bằng phương pháp tiêm

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 55)

Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. tarda sử dụng hai chủng vi khuẩn

E. tarda thu từ 2 tỉnh là Hậu Giang (HG41) và Đồng Tháp (DT37). Thí nghiệm bố trí 3 nghiệm thức tiêm vi khuẩn ở nồng độ là 104, 106, 108 CFU/ml

cho cá thát lát giai đoạn giống, trọng lượng khoảng 15±4 g/con. Ở hai nghiệm thức đối chứng, trong quá trình thí nghiệm, không có cá chết và cá không có biểu hiện bệnh lý. Ở tất cả 3 nghiệm thức tiêm vi khuẩn, sau khi tiêm 12 giờ, cá cảm nhiễm có các dấu hiệu bất thường như bơi lội chậm chạp, giảm ăn và

giảm vận động, cá thường bơi quanh thành bể hoặc lờ đờ trên mặt nước. Sau 24 giờ cảm nhiễm, cá thát lát bắt đầu chết với với các dấu hiệu bệnh lý đặc

trưng như lồi mắt, các dấu hiệu xuất huyết trên nắp mang và các tia vây cũng

xuất hiện, xoang bụng có dịch đục, mùi hôi, gan không đều màu, thận bị xuất huyết, tỳ tạng bị sưng to và sẫm màu. Những trường hợp bệnh nặng quan sát thấy cơ xoang bụng cũng bị hoại tử.

b) Giá trị LD50 của chủng vi khuẩn E. tarda

Kết quả ghi nhận các nghiệm thức khác nhau thì có tỉ lệ chết khác nhau

ở cả 2 chủng vi khuẩn E.tarda cảm nhiễm thu từ 2 tỉnh khác nhau đó là Hậu

Giang (HG41) và Đồng Tháp ( DDT37) ngoại trừ nghiệm thức không tiêm và

tiêm nước muối sinh lý (NaCl 0,85%) thì không có cá chết. (Hình 4.7)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 12 24 36 48 60 72 84 96 108 120

Thời gian cảm nhiễm (giờ)

% t l ch ết t íc h l ũ y DT37-10^4 CFU/mL DT37-10^6 CFU/mL DT37-10^8 CFU/mL HG41-10^4 CFU/mL HG41-10^6 CFU/mL HG41-10^8 CFU/mL Đối chứng 1 (NaCl 0.85%) Đối chứng 2 (không tiêm)

Hình 4.7: Tỉ lệ cá chết tích lũy (%) ở các thời điểm cảm nhiễm 2 chủng E. tarda DT37 và HG41

Từ kết quả Hình 4.7 cho thấy đối với cá cảm nhiễm chủng E. tarda

DT37, cá bắt đầu chết sau 24 giờ ở tất cả các nghiệm thức. Sau 60 giờ cảm nhiễm, ở nghiệm thức mật độ 108 CFU/ml cá chết với tỉ lệ cao nhất 83,33%. Bên cạnh đó, ở mật độ 106 CFU/ml cá chết với tỉ lệ khá cao 66,67%. Riêng đối với nghiệm thức tiêm vi khuẩn mật độ 104CFU/ml thì không gây chết cá trong quá trình cảm nhiễm. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, tỉ lệ chết tích lũy của nghiệm thức 104 CFU/ml khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức 106 CFU/ml và 108 CFU/ml. Tuy nhiên tỉ lệ chết tích lũy của nghiệm thức 106CFU/ml khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 108 CFU/ml. LD50 24 giờ của chủng E. tarda DT37 thu được trong thí nghiệm có giá trị: LD50= 4,89x105 CFU/ml.

Tương tự, thí nghiệm với chủng E. tarda HG41, cá cũng bắt đầu chết vào thời điểm 24 giờ cảm nhiễm. Sau 48 giờ cảm nhiễm, ở nghiệm thức mật

độ 108CFU/ml cá chết với tỉ lệ cao nhất (100%). Bên cạnh đó, ở mật độ 106 CFU/ml cá chết với tỉ lệ khá cao (50%). Tương tự chủng E. tarda DT37, nghiệm thức tiêm vi khuẩn chủng E. tarda HG41 mật độ 104 CFU/ml cũng

thấy, tỉ lệ chết tích lũy của các nghiệm thức 104CFU/ml, 106CFU/ml và 108 CFU/ml khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). LD50 24 giờ của chủng E. tarda HG41 thu được trong thí nghiệm có giá trị: LD50= 4,07x105 CFU/ml.

Qua kết quả thí nghiệm, cho thấy giá trị độc lực LD50 tại thời điểm 24 giờ của chủng E. tarda DT37 (4,89x105 CFU/ml) thu mẫu ở Đồng Tháp có giá trị cao hơn chủng E. tarda HG41 thu mẫu ở Hậu Giang (4,07x105 CFU/ml).

Điều này cho thấy, các chủng vi khuẩn phân lập được ở Hậu Giang có độc lực

cao hơn ở Đồng tháp. Những giá trị LD50 đề tài thu được tương tự như kết quả

thí nghiệm trên cá trê C. garipinus ở Ai Cập là 1,5x105 CFU/ml (Mahmoud and Abd El-Galil, 2012). Tuy nhiên, trong thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. tarda của Galal (2005) trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) thì thời gian bộc phát bệnh của cá trễ hơn (36-48 giờ) với tỷ lệ chết tích lũy 60% thấp hơn của

đề tài nhưng giá trị LD50 đạt 4,2x104 CFU/ml cao hơn của đề tài thu được.

Trong khi đó, nghiên cứu của Elena Alcaide et al. (2006) trên lươn (Anguilla anguilla) ở Tây Ban Nha có giá trị LD50 từ 104,84 đến 106,63 CFU/ml , tác giả

cũng có ghi nhận rằng sự khác nhau về tỷ lệ chết và thời gian chết của lươn

phụ thuộc vào khả năng đề kháng và độc lực của mỗi chủng vi khuẩn.

Hiện tại, khả năng gây bệnh của loài vi khuẩn E. tarda và các cơ chế

xâm nhập gây bệnh vẫn còn đang được nghiên cứu và chưa được xác định cụ

thể. Theo Ling et al., (2000) cho rằng vi khuẩn xâm nhập có khả năng xâm

nhập vào cơ thể vật chủ thông qua đường tiêu hóa và qua những tổn thương

trên tế bào biểu bì da. Bên cạnh đó, một số yếu tố độc lực tiềm năng của E. tarda như khả năng kết tủa ion sắt (siderophores), yếu tố kết dính tế bào, khả năng thực bào và hai kiểu haemolysin đã được mô tả bởi nhiều nghên cứu (Watson and White, 1979; Kokubo et al.,1990; Janda et al., 1991; Janda and Abbott, 1993; Chen et al., 1996). Theo đó, những nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn có khả năng bám dính và xâm nhập vào các tế bào biểu mô (Janda và cộng sự năm 1991; Strauss và cộng sự năm 1997; Ling et al 2000). Ngoài ra, bằng phương pháp kính hiển vi điện tử cũng cho thấy E. tarda gây ra những tổn thương trên màng tế bào và từ đó xâm nhập phá hủy tế bào chủ (Phillips et al., 1998). Những kết quả này một lần nữa cảnh báo về sự nguy hiểm của vi khuẩn E.tarda và diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cá thát lát còm nuôi thâm canh ở ĐBSCL hiện nay. Điều này đòi hỏi người nuôi cần phải thận trọng trong việc áp dụng các biện pháp phòng và chữa bệnh trên cho cá.

Các chủng vi khuẩn từ các mẫu cá bệnh sau khi cảm nhiễm được phân lập và tái định danh cho kết quả giống với định danh vi khuẩn trước đó. Có thể

kết luận những chủng vi khuẩn gây bệnh trên đàn cá cảm nhiễm là loài vi khuẩn Edwardsiella tarda.

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 55)