Kết quả cảm nhiễm E.tarda bằng phương pháp ngâm

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 58)

a) Dấu hiệu bệnh lý của cá cảm nhiễm

Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn E. tarda sử dụng chủng vi khuẩn E. tarda HG41 thu từ tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm bố trí 3 nghiệm thức ngâm vi khuẩn ở nồng độ là 104, 105, 106 CFU/ml cho cá thát lát giai đoạn ương trọng

lượng 0,7±0,3 g/con. Ở tất cả 3 nghiệm thức ngâm vi khuẩn, sau 12 giờ, cá cảm nhiễm có các dấu hiệu bất thường như giảm vận động, cá bơi lờ đờ trên mặt nước. Sau 36 giờ cảm nhiễm, chỉ có cá thát lát ở 2 nghiệm thức 105, 106 CFU/ml bắt đầu chết với các dấu hiệu như thân sẫm màu và có các đốm xuất huyết nhỏ li ti trên thân, tỳ tạng sẫm màu và thận xuất huyết.Nghiệm thức 104 CFU/ml và nghiệm thức đối chứng không có cá chết trong quá trình cảm nhiễm.

b) Giá trị LD50 của chủng vi khuẩn E. tarda

Từ kết quả Hình 4.8 cho thấy, đối với cá cảm nhiễm bằng phương pháp

ngâm với chủng E. tarda HG41, cá bắt đầu chết sau 36 giờ ở nghiệm thức 105 và 106 CFU/ml. Sau 84 giờ cảm nhiễm, ở nghiệm thức mật độ 106CFU/ml cá chết với tỉ lệ cao nhất 80%. Bên cạnh đó, ở mật độ 105 CFU/ml cá chết với tỉ

lệ khá cao là: 70%. Riêng đối với nghiệm thức ngâm vi khuẩn mật độ 104 CFU/ml thì không gây chết cá trong quá trình cảm nhiễm. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, tỉ lệ chết tích lũy của nghiệm thức 104CFU/ml khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 105CFU/ml và 106CFU/ml. Tuy nhiên tỉ lệ cá chết tích lũy của nghiệm thức 105CFU/ml khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 106 CFU/ml. LD50 của chủng E. tarda HG41 thực hiện bằng phương pháp ngâm thu được trong thí nghiệm có giá trị: LD50= 1,62x104 CFU/ml.

Hình 4.8: Tỉ lệ cá chết tích lũy (%) bằng phương pháp ngâm của chủng E.

tarda HG41

Kết quả trên cho thấy giá trị độc lực LD50 của chủng E. tarda HG41 (1,62x104 CFU/ml) trên cá thát lát giai đoạn ương có giá trị thấp hơn khi cảm nhiễm trên cá giống có kích thước lớn hơn với cùng 1 chủng vi khuẩn (4,89x105 CFU/ml). Từ đó cho thấy, các chủng vi khuẩn E. tarda thể hiện độc lực cao hơn đối với cá có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ

chết tích lũy giữa các nghiệm thức của 2 phương pháp cảm nhiễm ở 2 kích cỡ

cá khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở các nghiệm thức, tỷ lệ chết tích lũy của cá ở các nồng độ đều không đạt đến 100% sau 120 giờ cảm nhiễm. Tỷ lệ cá chết tích lũy ghi nhận của đề tài cao hơn so với một số nghiên cứu gần đây trên loài vi khuẩn này. Điển hình là những nghiệm thức cảm nhiễm cá bơn (Paralichthys olivaceus) chỉ đạt tỷ lệ chết tích lũy khoảng 60- 70% và vẫn giữ tỷ lệ này đến kết thúc thí nghiệm (Han et al., 2006). Tuy nhiên, trong thí nghiệm của tác giả trên thì giá trị LD50 là 3,1x102 CFU/mlcao

hơn kết quả ghi nhận của đề tài và cao hơn các thí nghiệm cảm nhiễm trên cá trê châu Phi có LD50 trong khoảng 104 CFU/ml (Ibrahem et al., 2011)

Cá bắt đầu chết ở tất cả các nghiệm thức vào thời điểm 36 giờ và đạt cao nhất ở thời điểm 72 giờ đối với nghiệm thức 105 CFU/ml và 84 giờ đối với nghiệm thức 106 CFU/ml, sau đó giảm dần. So với phương pháp tiêm cảm nhiễm ở cá giống thì thời điểm này trễ hơn, điều này có thể là do khả năng

xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn bằng phương pháp ngâm bị hạn chế và khó khăn hơn so với việc tiêm trực tiếp vào cơ thể cá. Tuy nhiên, 36 giờ không

phải là quá trễ so với những ghi nhận trên cá rô phi O. niloticus cảm nhiễm E. tarda cũng cho thấy, thời điểm bắt đầu gây chết là 48 giờ sau cảm nhiễm và sau 48 giờ cảm nhiễm đối với cá bơn (Paralichthys olivaceus) (Rattanachaikunsopon and Phumkhachorn, 2010; Han et al., 2006).

Kết quả phân lập và định danh chủng vi khuẩn gây bệnh trên đàn cá bột cảm nhiễm có các chỉ tiêu tương đồng với kết quả định danh vi khuẩn trước

đó. Có thể kết luận những chủng vi khuẩn gây bệnh trên đàn cá cảm nhiễm là loài vi khuẩn loài vi khuẩn Edwardsiella tarda.

Từ kết quả ghi nhận của quá trình cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm,

cho thấy sự phù hợp với các nhận định ban đầu của hộ nuôi và kết quả phân lập vi khuẩn của nghiên cứu. Theo đó, có thể kết luận loài vi khuẩn E. tarda

có khá năng gây bệnh trên các giai đoạn cá từ cá ương và cá giống.

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 58)