Kết quả cảm nhiễm A.hydrophila bằng phương

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 60)

Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila sử dụng hai chủng vi khuẩn thu từ 2 tỉnh là Hậu Giang (H1F39) và Đồng Tháp (D2F71). Thí nghiệm bố trí 3 nghiệm thức tiêm vi khuẩn ở nồng độ là 104, 105, 106 CFU/ml cho cá thát lát giai đoạn giống, trọng lượng khoảng 15±4g. Sau 12 giờ cảm nhiễm, cá thát lát bắt đầu chết với với các dấu hiệu bệnh lý bụng trương to hơn

bình thường, cá bị xuất huyết toàn bộ vùng lườn bụng, khi ấn nhẹ vào bụng sẽ

có dịch máu chảy ra. Bên trong có các dấu hiệu bệnh lý như: xoang nội quan có chứa dịch màu hồng, màng treo ruột và ruột bị xuất huyết. Gan nhạt màu và xuất huyết, tỳ tạng mềm nhũn, thận sưng, xuất huyết.

b) Giá trị LD50 của chủng vi khuẩn A. hydrophila

Kết quả ghi nhận các nghiệm thức khác nhau thì có tỉ lệ chết khác nhau ngoại trừ nghiệm thức không tiêm và tiêm nước muối sinh lý (NaCl 0,85%) (Hình 4.9).

Hình 4.9: Tỉ lệ cá chết tích lũy (%) theo giờ cảm nhiễm 2 chủng A. hydrophila

H1F39 và D2F71

Từ kết quả Hình 4.9 cho thấy, đối với cá cảm nhiễm chủng A. hydrophila D2F71, cá bắt đầu chết sau 12 giờở tất cả các nghiệm thức. Sau 36 giờ cảm nhiễm, ở nghiệm thức mật độ 106CFU/ml cá chết với tỉ lệ cao nhất 95%. Bên cạnh đó, ở mật độ 105 CFU/ml cá chết với tỉ lệ khá cao là: 90%.

Riêng đối với nghiệm thức tiêm vi khuẩn mật độ 104CFU/ml thì cá chết với tỉ

lệ thấp nhất, ở mức 70%. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, tỉ lệ chết tích lũy

của các nghiệm thức 104, 105, 106 CFU/mlkhác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giá trị LD50 12 giờ của chủng A. hydrophila D2F71 thu được trong thí nghiệm có giá trị: LD50= 1,26x104 CFU/ml.

Tương tự, thí nghiệm cảm nhiễm với chủng A. hydrophila H1F39, cá bắt đầu chết vào thời điểm 12 giờ cảm nhiễm. Sau 36 giờ cảm nhiễm, ở

nghiệm thức mật độ 106CFU/ml cá chết với tỉ lệ cao nhất 80%. Bên cạnh đó, ở mật độ 105 CFU/ml cá chết với tỉ lệ khá cao 70%. Tương tự chủng A. hydrophila D2F71, nghiệm thức tiêm vi khuẩn chủng H2F39 mật độ 104 CFU/ml có tỉ lệ chết tích lũy thấp nhất trong quá trình cảm nhiễm (55%). So sánh thống kê cho thấy, tỉ lệ chết tích lũy của các nghiệm thức 104, 105, 106

CFU/mlkhác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giá trị LD50 12 giờcủa chủng A. hydrophila H1F39 thu được trong thí nghiệm có giá trị: LD50= 4,06x103 CFU/ml.

Kết quả cho thấy giá trị độc lực LD50 tại thời điểm 12 giờ của chủng A. hydrophila D2F71 (1,26x104 CFU/ml) thu mẫu ở Đồng Tháp có giá trị cao

hơn chủng A. hydrophila H1F39 thu mẫu ở Hậu Giang (4,06x103 CFU/ml). Từ đó cho thấy, các chủng vi khuẩn thu ở Hậu Giang có độc lực cao hơn ở Đồng tháp. Những giá trị LD50 đề tài thu được cũng cho kết quả độc lực cao hơn hẳn so với những thí nghiệm trước đây. Điển hình là thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila của Figueiredo and Plum (1977) trên cá da trơn thu được giá trị độc lực LD50 trong khoảng 4,2x105 CFU/ml sau 48 giờ cảm nhiễm. Giá trị LD50 của thí nghiệm trên cá chình cũng ghi nhận từ 106-107 CFU/ml sau 18 giờ cảm nhiễm loài vi khuẩn này (Esteve et al.,1993).

Đồ thị (Hình 4.9) thể hiện rõ thời gian cá bắt đầu hao hụt ở tất cả các nghiệm thức là vào thời điểm 12 giờ và đạt cao nhất ở thời điểm 36 giờ, sau đó

giảm dần. Ở tất cả các nghiệm thức tỷ lệ chết tích lũy của cá ở các nồng độ đều không đạt đến 100% sau 96 giờ cảm nhiễm. Tương tự, nghiên cứu của Carraschi et al. (2012) thực hiện cảm nhiểm vi khuẩn A. hydrophila trên loài cá Piaractus mesopotamicus cũng ghi nhận cá bắt đầu có biểu hiện bệnh và hao hụt đáng kể với 50% ở thời điểm 24 giờ cảm nhiễm. Theo ghi nhận của nghiên cứu này, khi bắt đầu nhiễm bệnh, cá cũng có những biểu hiện xuất huyết trên thân và vây, gan, thận, tỳ tạng xuất huyết và mềm nhũn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác trên cá Brycon amazonicus của Oliveira et al., (2011) ghi nhận thời điểm cá bắt đầu xuất hiện bệnh trễ hơn sau 24 giờ cảm nhiễm cá mới xuất hiện những dấu hiệu của bệnh, tuy nhiên, sau 57 giờ cảm nhiễm đàn

cá cảm nhiễm mới bắt đầu hao hụt.

Các chủng vi khuẩn từ các mẫu cá bệnh trong thí nghiệm cảm nhiễm

được phân lập và tái định danh cho kết quả tương đồng với kết quả định danh vi khuẩn trước đó. Có thể kết luận những chủng vi khuẩn gây bệnh trên đàn cá

cảm nhiễm là loài vi khuẩn loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

4.4.2.2 Kết quả cảm nhiễm A. hydrophila bằng phương pháp ngâm

a) Dấu hiệu bệnh lý của cá cảm nhiễm

Thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila sử dụng chủng vi khuẩn thu từ tỉnh Hậu Giang A. hydrophila H1F39. Thí nghiệm bố trí 3 nghiệm thức ngâm vi khuẩn ở nồng độ là 104, 105, 106 CFU/ml cho cá thát lát giai đoạn cá

giai đoạn ương trọng lượng 0,7±0,3 g/con. Sau 24 giờ cảm nhiễm, cá thát lát ở

trương , hậu môn sưng và bị xuất huyết dọc theo lườn bụng, các cơ quan nội tạng như gan, thận, tỳ tạng bị xuất huyết.

b) Giá trị LD50 của chủng vi khuẩn A. hydrophila

Kết quả ghi nhận các nghiệm thức khác nhau thì có tỉ lệ chết khác nhau

nhưng không có cá chết ở nghiệm thức đối chứng (ngâm nước muối sinh lý (NaCl 0,85%) (Hình 4.10).

Hình 4.10: Tỉ lệ cá chết tích lũy (%) bằng phương pháp ngâm của chủng

A.hydrophila H1F39

Kết quả đồ thị cho thấy, đối với cá cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm

với chủng A. hydrophila H1F39, cá bắt đầu chết sau 12 giờ ở nghiệm thức 105 và 106 CFU/ml và sau 24 giờ ở nghiệm thức 104 CFU/ml. Sau 84 giờ cảm nhiễm, ở nghiệm thức mật độ 106CFU/ml cá chết với tỉ lệ cao nhất 80%. Bên cạnh đó, ở mật độ 105 CFU/ml cá chết với tỉ lệ khá cao là: 70%. Riêng đối với nghiệm thức tiêm vi khuẩn mật độ 104CFU/ml thì tỉ lệ chết tích lũy thấp nhất trong quá trình cảm nhiễm (50%). Kết quả so sánh thống kê cho thấy, tỉ lệ chết tích lũy của nghiệm thức 104CFU/ml khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 106CFU/ml. Tuy nhiên tỉ lệ chết tích lũy của nghiệm thức 105CFU/ml khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 104 và 106 CFU/ml. LD50 của chủng A. hydrophila H1F39 thực hiện bằng

CFU/ml. Kết quả cho thấy giá trị độc lực LD50 của chủng A. hydrophila H1F39 (6,12x104 CFU/ml) trên cá thát lát bột bằng phương pháp ngâm có giá

trị cao hơn khi cảm nhiễm trên cá giống có kích thước lớn hơn (4,06x103

CFU/ml). Kết quả LD50 trong thí nghiệm này thấp hơn so với thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila bằng phương pháp ngâm với loài cá Labeo rohita của Suramar et al. (2002) ghi nhận thời điểm cá bắt đầu chết là 54 giờ

và giá trị LD50 là 3x107 CFU/ml với tỷ lệ chết khoảng 60%. Tuy nhiên, kết quả

lại phù hợp với nghiên cứu của Pridgeon và Klesius (2011) thực hiện cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm các chủng vi khuẩn A.hydrophila khác nhau trên cá nheo Mỹ giai đoạn giống cho kết quả giá trị LD50 thấp nhất ở mức 2x102 CFU/ml và cao nhất trong khoảng 6,7x106 CFU/ml.

Các chủng vi khuẩn từ các mẫu cá bệnh sau khi cảm nhiễm được phân lập và tái định danh cho kết quả giống với kết quả định danh vi khuẩn trước

đó. Có thể kết luận những chủng vi khuẩn gây bệnh trên đàn cá cảm nhiễm là loài vi khuẩn loài vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Từ kết quả ghi nhận của quá trình cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm,

cho thấy sự phù hợp với các nhận định ban đầu của hộ nuôi và kết quả phân lập vi khuẩn của nghiên cứu. Theo đó, có thể kết luận loài vi khuẩn A. hydrophila có khả năng gây bệnh trên các giai đoạn cá từ cá ương và cá giống.

Một phần của tài liệu Một số mầm bệnh vi khuẩn gây bệnh trên cá thát lát còm (Trang 60)