Mạng lưới ASEAN vì Miến Điện

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 76 - 77)

Mạng lưới ASEAN vì Miến Điện (Alternative ASEAN Network on Burma - ALTSEAN - Burma) bao gồm các tổ chức và cá nhân tại các quốc gia ASEAN hoạt động ủng hộ phong trào dân chủ và nhân quyền tại Myanmar (Miến Điện). Mạng lưới bao gồm các tổ chức phi chính phủ thúc đẩy công bằng xã hội và nhân quyền, các đảng chính trị, các ký giả, nhà báo và các nhà hoạt động sinh viên. Mạng lưới được hình thành sau Cuộc họp ASEAN về Miến Điện (Alternative ASEAN Meeting on Burma) tổ chức tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok vào tháng 10 năm 1996. Thông qua các hoạt động hợp tác, điều phối, Mạng lưới hướng đến một đất nước Myanmar dân chủ, tự do mà mọi người đều được hưởng các quyền theo Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

P h ầ n I V

GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG

KHU VỰC ASEAN

4.1. Khái quát

Giáo dục và nghiên cứu quyền con người có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng, công chức nhà nước và các chủ thể khác về các chuẩn mực pháp luật quốc tế, khu vực, quốc gia, về các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, về những hạn chế của luật pháp, cơ chế hoặc thực tiễn thực thi các quyền cá nhân. Kiến thức, kỹ năng về nhân quyền là tiền đề giúp các công dân có ý thức và khả năng tự bảo vệ quyền của mình cũng như những người xung quanh tham gia với nhà nước trong những hoạt động thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Theo Liên Hợp Quốc, mục đích cuối cùng của hoạt động giáo dục về quyền con người, dù được tiến hành ở bất cứđâu, do bất cứ chủ thể nào, cũng nhằm để xây dựng một nền văn hóa quyền con người (human rights culture). Cụ thể, giáo dục quyền con người cần hướng vào các mục tiêu:

(i) Tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người;

(ii) Phát triển đầy đủ nhân phẩm và ý thức về nhân phẩm của con người;

(iii)Thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia, các nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ;

(iv) Tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động của xã hội,

(v) Hỗ trợ các hoạt động của Liên Hợp Quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. 64

Trên quy mô thế giới, Liên Hợp Quốc đã xác định Thập kỷ

về Giáo dục Nhân quyền (1995 - 2004) và các Chương trình

để thúc đẩy hoạt động giáo dục quyền con người. Nhiều quốc gia và tổ chức khu vực đã căn cứ vào các chương trình, kế

hoạch của Liên Hợp Quốc để thúc đẩy giáo dục nhân quyền trong nước.

Trong khu vực ASEAN, các quốc gia cũng đã quan tâm đến các hoạt động giáo dục và nghiên cứu quyền con người ở những mức độ khác nhau. Các quốc gia thực hiện những hoạt động này tương đối sớm là Philippin, Indonesia và Thái Lan. Nhìn chung, các quốc gia đều đã đưa những nội dung về quyền con người,

đặc biệt là các quyền trẻ em, vào chương trình học bậc phổ

thông và đại học. Chương trình giáo dục nhân quyền có thể

hướng đến mọi đối tượng trẻ em hoặc hướng đến một nhóm cụ

thể (thiểu số, khuyết tật…). Không chỉ giáo dục trong nhà

64 Xem Nghị quyết A/52/469 ngày 20/10/1997 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, đoạn 11, tại http://www.unhchr.ch/huridocda.

trường (giáo dục chính quy), hoạt động giáo dục quyền con người còn được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác trong xã hội (các phương tiện truyền thông, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo…) (giáo dục phi chính quy). Tại các nước có cơ quan nhân quyền quốc gia, các cơ quan này cũng có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy giáo dục quyền con người.

Liên quan đến hoạt động nghiên cứu, bên cạnh các cơ sở

nghiên cứu của nhà nước hoặc độc lập, nhiều trung tâm nghiên cứu quyền con người đã được thành lập trong những trường đại học tại các quốc gia. Không chỉ dừng lại ở từng quốc gia, các nước trong khối ASEAN ngày càng có nhiều hoạt

động chung để thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu quyền con người trong khu vực.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 76 - 77)