Khái quát

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 55)

Cùng với xu hướng phát triển của xã hội dân sự trên phạm vi toàn cầu và vai trò gia tăng của các tổ chức, mạng lưới phi chính phủ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, song phương và đa phương, các tổ chức xã hội trong khu vực ASEAN cũng đã có những bước tiến triển đáng kể trên nhiều mặt và ngày càng có vai trò tích cực hơn trong đối thoại với các chính quyền ở phạm vi trong nước, cũng như ở tầm ASEAN. Điều 13 Hiến chương ASEAN đã ghi nhận sự tham gia của xã hội dân sự vào tiến trình hội nhập và phát triển: “Thúc đẩy một cộng đồng ASEAN dựa vào nhân dân, trong đó khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội để có thể hưởng lợi từ quá trình hội nhập và xây dựng cộng đồng ASEAN”.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, trong các điều khoản khác của Hiến chương và trong thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế

liên quan đến sự tham gia của xã hội dân sự trong việc ra quyết

định của ASEAN. Cụ thể, tất cả các cơ quan của ASEAN, bao gồm Hội đồng điều phối, Hội đồng cộng đồng, Hội đồng Bộ

trưởng và các Ủy ban, đều do quốc gia thành viên chỉđạo. Từ

việc này, các chuyên gia đưa ra nhận định rằng nội dung bản Hiến chương thiếu hẳn tính chất lấy nhân dân ASEAN làm trung tâm. Thêm vào đó, không có đại diện của khu vực xã hội dân sự trong thành phần của các Cơ quan nhân quyền ở

ASEAN. Thậm chí một số quốc gia vẫn chưa thực sự công nhận vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong những diễn đàn chính thức. 36 Việc xây dựng điều khoản tham chiếu (Terms of Reference) ở ACWC cho phép sự tham gia của khối xã hội dân sự và thành viên của các nhóm làm việc hứa hẹn dẫn đến một quá trình minh bạch hơn, nhưng không phải quốc gia ASEAN nào cũng cho phép các NGO của nước mình tham gia.

Các NGO ở tầm khu vực và từng quốc gia trong khu vực cần phải được hợp tác chặt chẽ với những cơ quan nhân quyền quốc gia, vì việc hợp tác và liên kết với các tổ chức xã hội dân sự là một trong những nhiệm vụ của cơ quan nhân quyền quốc gia. Trong thực tế, nhiều hoạt động hợp tác như vậy đã được tổ

chức, cụ thể như Diễn đàn của các Cơ quan nhân quyền quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APFNHRI) và Nhóm các tổ chức NGO châu Á - Thái Bình Dương (APHR - FT) đã ghi nhận sự tham gia và tầm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Những hạn chế kể trên một phần bắt nguồn từ thực tế là phong trào xã hội dân sự hầu như mới được khởi xướng từ một vài thập kỷ gần đây ở các nước ASEAN. Một số nước có phong

36 Human rights in Asia - Pacific Region. Hitoshi Násu and Ben Saul. (ed)Routledge Research In Human Rights Law. 2011 Challenges for ASEAN Human Rights Mechanism

trào mạnh hơn như Philippin, Thái Lan, Indonesia và Malaysia (xét về cả số lượng và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự). Với ASEAN, các tổ chức xã hội dân sự là những chủ thể rất cần thiết để hướng tới sự minh bạch và bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người.

Quá trình hoạt động và sự tham gia của các NGO trong ASEAN rất đáng kể và có nhiều tác động, ví dụ các NGO thông qua diễn đàn khu vực đã khuyến khích những Cơ quan nhân quyền quốc gia trong việc vận động các nước tham gia công ước quốc tế về quyền con người, vận động các nhà tài trợ đa phương, song phương công nhận những tác động không có lợi cho quyền con người trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế khu vực 1997. Các tổ chức NGO cũng kêu gọi tăng cường vai trò tài phán của các Cơ quan nhân quyền quốc gia và các cơ quan này phải tích cực trong việc xử lý những khiếu nại khiếu kiện, cũng như thực hiện các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho công chúng hiểu được thế nào là vi phạm hay không vi phạm quyền con người. Các tổ chức khu vực khối xã hội dân sự

có thể có các hình thức liên quốc gia, hay tổ chức của khu vực với các thành viên là những tổ chức của các nước thành viên, hay hoạt động độc lập ở diện khu vực. Nhiều mạng lưới trong khu vực ASEAN đang hình thành. Dù hình thức mạng lưới khu vực là tương đối mới, các mạng lưới này đã có những thành tựu nhất định và được các chính phủ ghi nhận.

Quan điểm của các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực Đông Nam Á, khác với các chính trị gia hay nhà cầm quyền, thường có khuynh hướng đề cao các giá trị, nguyên tắc phổ quát nêu trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 55)