Những thách thức trước mắt đối với các cơ quan

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 48 - 49)

nhân quyền của ASEAN

Mặc dù đã được thành lập và đi vào hoạt động, Ủy ban nhân quyền liên chính phủ ASEAN (AICHR) và các cơ quan bảo vệ

quyền con người khác trong khu vực đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động, trong đó tiêu biểu là:

Thứ nhất, các nước thành viên trong ASEAN khác biệt lớn về

hệ thống chính trị, về mức độ tự do và dân chủ. So với các quốc gia khác, một số quốc gia có mức độ cởi mở thấp hơn, hòa nhập chậm hơn cả về kinh tế lẫn chính trị, tính minh bạch và pháp

quyền. Việc làm cho các quốc gia này hòa nhập với khu vực đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực từ các quốc gia khác và từ cộng

đồng quốc tế nói chung.

Thứ hai, dù nhiều quốc gia trong ASEAN đã tham gia vào các công ước quốc tế về quyền con người, mức độ cam kết thực hiện nhìn chung còn thấp. Tại nhiều nước còn có khuynh hướng ủng hộ thuyết “tương đối” (hay “tính đặc thù”) về quyền con người. Những quan điểm này từng được thể hiện trong Tuyên bố

Bangkok (1993), khi văn kiện này có đoạn nêu rằng: “Tuy quyền con người là phổ quát, nhưng chúng phải được xem trong bối cảnh đặc thù của khu vực và quốc gia với các hoàn cảnh lịch sử, văn hóa và tôn giáo khác nhau trong một quá trình xây dựng chuẩn mực quốc tế năng động”.

Thứ ba, cách hiểu cứng nhắc về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” sẽ tiếp tục gây cản trở cho việc các cơ chế

chung đưa ra những khuyến nghị có thể làm mất lòng một quốc gia nào đó, việc mở rộng thẩm quyền của các cơ quan này cũng sẽ cần thêm nhiều thời gian và nỗ lực của người dân trong khu vực cũng như các tổ chức quốc tế.

Thứ tư, xã hội dân sự tại các quốc gia có mức độ trưởng thành tương đối thấp. ASEAN chưa hình thành truyền thống đối thoại giữa xã hội dân sự với các nhà nước. Gần đây, lãnh đạo các nước ASEAN mới tạo ra một số kênh đối thoại với các tổ chức nhân dân và xã hội dân sự. Tuy nhiên, việc đối thoại này cho đến gần

đây nhìn chung vẫn chỉ là hình thức, mang tính đối phó hơn là lắng nghe một cách thực tâm. Việc xã hội dân sự tiếp cận các cơ

quan nhà nước trong khu vực vẫn gặp nhiều khó khăn, các kiến

nghịđề xuất của người dân vì vậy chưa có cơ hội để tác động, ảnh hưởng đến các chính sách chung của ASEAN và chính sách riêng của mỗi nước thành viên về quyền con người.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 48 - 49)