chương ASEAN 26
Như đã đề cập ở trên, Hiến chương ASEAN được ký kết vào tháng 2/2007 đã chính thức xác nhận vị thế pháp nhân như
một tổ chức quốc tế của ASEAN, với thể chếđược thiết kế chặt chẽ hơn, tạo đà cho hội nhập toàn diện về an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội của các nước trong khu vực. Riêng đối với lĩnh vực nhân quyền, Hiến chương thể hiện một bước đột phá trong hợp tác ASEAN với việc đặt ra các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản về nhân quyền và đưa ra cam kết đầu tiên về việc thiết lập một Cơ quan nhân quyền ASEAN.
Cụ thể, Điều 1(7) Hiến chương ASEAN nêu rõ, một trong các mục tiêu của ASEAN là “…thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người”. Hiến chương cũng khẳng định: “ASEAN và những quốc gia thành viên phải hành động phù hợp với các nguyên tắc sau: …(h) tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các
26Nguồn tham khảo của phần này từ Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Xây dựng văn kiện nhân quyền chung của ASEAN - Các nguyên tắc chỉđạo và đề xuất dự
nguyên tắc dân chủ và chính phủ hợp hiến; (i) tôn trọng các tự
do cơ bản và thúc đẩy bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy công lý xã hội.” 27 Ngoài ra, Hiến chương cũng nêu rõ, ASEAN ủng hộ
Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước về luật nhân quyền, nhân đạo quốc tế mà các nước ASEAN tham gia, trên cơ
sở tôn trọng các nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau của nhân dân ASEAN, trong khi nhấn mạnh các giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng. Như vậy, lần đầu tiên, hợp tác nhân quyền trở thành mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN, được ghi nhận trong văn bản pháp lý có giá trị cao nhất của ASEAN.
Mặc dù vậy, hoạt động hợp tác về nhân quyền trong khuôn khổ ASEAN vẫn phải chịu sự điều chỉnh của các cơ chế truyền thống của khu vực. Về vấn đề này, Hiến chương nêu rõ một số
mục đích và nguyên tắc quan trọng khác như tôn trọng chủ
quyền quốc gia, sự bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ, bản sắc dân tộc của các nước ASEAN; không can thiệp vào công việc nội bộ; tôn trọng quyền của các nước ASEAN được phát triển không chịu sự can thiệp hay ép buộc từ bên ngoài. Ngoài ra, Hiến chương còn nhấn mạnh phương thức quyết định dựa trên đồng thuận. Cụ thể, Lời mở đầu của Hiến chương nêu: “Thống nhất với mong muốn chung và ý chí tập thểđược sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, phát triển kinh tế bền vững, tiến bộ xã hội và thịnh vượng chung; và để thúc đẩy các lợi ích, lý tưởng, khát vọng thiết yếu của chúng ta. Tôn trọng tầm quan trọng cơ bản của tình hữu nghị, hợp tác, các nguyên
27Điều 2(2)(h) và (i), Hiến chương ASEAN.
tắc chủ quyền, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ,
đồng thuận và thống nhất trong đa dạng”. Tư tưởng này cũng
được khẳng định tại Điều 1(1) và Điều 2(2,a, e và f).
Liên quan đến cam kết thành lập Cơ quan nhân quyền ASEAN, Điều 14 của Hiến chương nêu rõ: “1) Phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản, ASEAN sẽ thành lập một cơ
quan nhân quyền ASEAN. 2) Cơ quan nhân quyền ASEAN này sẽ hoạt động theo Quy chế hoạt động do Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quyết định”.
Hiến chương ASEAN bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2008. Để thực hiện những cam kết chung về nhân quyền theo Hiến chương, các nước ASEAN đã tích cực soạn thảo Quy chế hoạt động của Cơ quan nhân quyền ASEAN và vào tháng 7/2009, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ
42 tại Phuket, Thái Lan đã thông qua Quy chế hoạt động này.
28 Sau đó, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (ASEAN Intergovernmental Commission on Human Rights - AICHR) đã được thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tháng 10/2010.
28 Một bước tiến tiếp theo trong hợp tác nhân quyền khu vực, xem tại http://www.aseansec.org/PR-Another-Step-Forward-for-Regional-HR- Cooperation.pdf
Ảnh: Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva chính thức công bố sự ra đời của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào ngày 23/10/2009 tại buổi lễ được tổ chức tại Hua Hin, Thái Lan. Tiến sỹ Sriprapha Petcharamesree (đại diện của Thái Lan tại AICHR) đang đón nhận quyết định từ Thủ tướng Abhisit.
Có thể thấy, sau khi Hiến chương ASEAN được ký kết, hợp tác trong lĩnh vực về nhân quyền giữa các nước trong khu vực
đã có một khung pháp lý rõ ràng hơn, đồng thời có những cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn. Sự ra đời và hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền thể hiện rõ điều đó. Dựa trên các mục tiêu và nguyên tắc trong Quy chế hoạt động, Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, đó là xây dựng một Tuyên bố Nhân quyền ASEAN nhằm thiết lập khuôn khổ cho hợp tác nhân quyền giữa các nước trong khu vực. Tuyên bố này sẽđược coi là kim chỉ nam và nền tảng cho việc xây dựng các công ước, văn kiện khác về nhân quyền ASEAN trong thời kỳ tới.