Một số hoạt động hợp tác liên chính phủ

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 87)

Nam trong khuôn khổ ASEAN

Với tư cách một thành viên, Việt Nam có những đóng góp nhất định đối với ASEAN trong việc hình thành các cơ chế khu vực và đã tham gia các hoạt động hợp tác khu vực hướng đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, năm 2010, với tư cách Chủ tịch ASEAN, Việt Nam góp phần quan trọng trong việc hình thành Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ

nữ, trẻ em ASEAN (ACWC). Nhiều cơ quan nhà nước của Việt Nam (Bộ Lao động, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ...) đã nỗ lực trong việc hình thành Quy chế hoạt động của Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC). Trong các ngày 18 và 19/5/2010, Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di

77 Phạm Thị Thanh Bình, Triển vọng hình thành cộng đồng ASEAN và vai trò của Việt Nam, Trang tin Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế: http://www.nciec.gov.vn/print.nciec,2291.

trú (ACMW) đã họp phiên thứ ba tại Hà Nội. Trước đó, trong cuộc họp lần thứ hai tại Chiang Mai (Thái Lan) đã thông qua

Điều khoản tham chiếu của Nhóm soạn thảo ACMW. Mục đích của cuộc họp lần thứ 3 là điểm lại các hoạt động đã hoàn thành cũng như các hoạt động đang triển khai theo kế hoạch hành

động của ACMW, đồng thời thảo luận các vấn đề sẽ thực hiện trong tương lai. Bốn chủ đề chính đã được tập trung thảo luận gồm tăng cường bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú, chống bóc lột, ngược đãi; đẩy mạnh bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú thông qua tăng cường quản lý lao động di trú của các nước thành viên ASEAN; hợp tác khu vực ASEAN chống lại nạn buôn bán người; phát triển văn kiện ASEAN về bảo vệ; và thúc đẩy quyền cả người lao động di trú. Việt Nam cũng đã sớm cử đại diện của mình tham gia các cơ

quan thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của khu vực (AICHR, ACWC và ACMW)78.

Trong việc tăng cường việc bảo vệ quyền của người lao

động di trú, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (trực tiếp là Vụ quản lý lao động ngoài nước), Bộ Ngoại giao... đã có nhiều nỗ lực trong việc hợp tác với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt những nước có nhiều người Việt Nam đến lao động. Với cơ sở pháp lý là Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú (2007) và thông qua Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú

78 Gần đây, Đại sứ Nguyễn Duy Hưng thay thế cho Đại sứ Đỗ Ngọc Sơn giữ vị trí Đại diện Việt Nam tại AICHR.

(ACMW), cũng như thông qua các Hội nghị Bộ trưởng Lao

động ASEAN (ALMM), Việt Nam góp phần thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợi của nhóm yếu thế này. Sự đồng thuận giữa các thành viên ASEAN góp phần tạo nên những bước tiến trong hợp tác về vấn đề lao động di trú, hướng tới lộ trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, mà tại thời điểm đó người lao động được trang bị kỹ năng nghề nghiệp có thể di chuyển tự do để tìm kiếm việc làm.

Về hợp tác thúc đẩy an sinh xã hội, Việt Nam tích cực tham gia Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA). Sau hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, ASSA đã trở thành một diễn đàn hợp tác đa phương về an sinh xã hội hàng đầu khu vực, với 21 tổ

chức thành viên chính thức đến từ tám quốc gia Đông Nam Á và hai tổ chức quan sát viên. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASSA tại Hội nghị Ban chấp hành ASSA lần thứ hai (1998). Với mục tiêu vừa đảm bảo phát triển bền vững, vừa đảm bảo an sinh xã hội, Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN đóng góp vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho các công dân trong khu vực.

Liên quan đến phòng chống buôn bán người, đại diện của Bộ

Công an Việt Nam thường xuyên tham dự các Hội nghị cấp Bộ

trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) chia sẻ với lãnh đạo ngành cảnh sát, cơ quan phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc kinh nghiệm, thông tin trong các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ AMMTC nâng cao hiệu quả hợp tác trong phòng, chống buôn bán người tại Đông Nam Á, bên cạnh việc phòng chống các loại tội phạm

khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực tham gia Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC). Những Hội nghị gần đây, các quốc gia ASEAN đặc biệt quan tâm đến vấn nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu, đề xuất (cần thiết hoàn thiện hệ

thống pháp lý đối với các tội phạm xuyên biên giới, tăng cường hợp tác trong khu vực; nâng cao hiệu quả thẩm định, truy tố, xét xử, kết án những kẻ buôn bán người và bảo vệ, giúp đỡ các nạn nhân...). Lãnh đạo các quốc gia đều mong muốn ASEAN phải là “một cộng đồng không có nạn buôn bán người”.

Việt Nam cũng tích cực tham gia hợp tác khu vực trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên, bảo tồn môi trường sống trong lành. Cho đến gần đây, đại diện của Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam giữ vị trí Chủ tịch Nhóm công tác ASEAN về môi trường biển và đới bờ (AWGCME). Gần đây, Việt Nam cũng cam kết sẽưu tiên cao và đầu tư thích đáng cho hợp tác khu vực trong việc quản lý thiên tai, ứng phó hiệu quả

với các thách thức đang nổi lên, trong đó có triển khai hiệu quả

Hiệp định ASEAN về Quản lý thiên tai và Cứu trợ khẩn cấp (AADMER), cũng như cùng với các quốc gia khác bảo đảm Trung tâm Điều phối Trợ giúp nhân đạo về Quản lý thiên tai, sau khi được thành lập, sẽ hoạt động tích cực và hiệu quả.

Về hợp tác Nghị viện, Quốc hội Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động đối ngoại với các nước ASEAN và Hội đồng liên Nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) (trước năm 2006 là AIPO). Các hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực như lập pháp, an ninh - chính trị, tăng cường hòa bình, xây dựng pháp quyền và dân chủ. Năm 2009, với tư cách nước giữ chức Chủ tịch

AIPA nhiệm kỳ 2009 - 2010, Việt Nam đã đề xuất với Đại hội

đồng AIPA lần thứ 30 ba nội dung liên quan đến vai trò của AIPA trong việc thực hiện Hiến chương ASEAN, vai trò của AIPA đối với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các mục tiêu Thiên niên kỷ vì an ninh con người bền vững.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 87)