Năm 2009, Mạng lưới Nghiên cứu Nhân quyền ASEAN (Southeast Asian Human Rights Studies Network - SEAHRN)
được hình thành với 14 tổ chức nghiên cứu và giáo dục từ sáu quốc gia trong khu vực. Mạng lưới có mục tiêu hướng đến việc mở rộng và đào sâu các kiến thức về nhân quyền cũng như tăng cường hiểu biết về nhân quyền của sinh viên, giảng viên cũng như các xã hội trong khu vực. Thông qua hợp tác khu vực, các thành viên của Mạng lưới tin tưởng rằng việc giáo dục và các hoạt động thúc đẩy nhân quyền sẽđóng góp nhiều hơn cho việc thúc đẩy, bảo vệ các quyền và tự do của người dân trong khu vực. Hiện nay, điều phối viên của SEAHRN là Trung tâm Nghiên cứu nhân quyền và phát triển xã hội (CHRSD) tại Đại học Mahidol, Thái Lan.
Mạng lưới SEAHRN hướng đến mục tiêu của mình thông qua các hình thức hoạt động như triển khai những chương trình nghiên cứu chung, tổ chức các hội nghị, hội thảo, biên soạn các chương trình giáo dục, xuất bản các ấn phẩm... Những thành viên của SEAHRN bên cạnh các nghiên cứu học thuật còn tích cực tham gia các hoạt động vận động, đào tạo những những người hoạt động nhân quyền, những người thực thi pháp luật...
Các thành viên của SEAHRN đã đề ra các mục tiêu cụ thể, chữ cái đầu tiên của các mục tiêu hợp thành tên gọi viết tắt của mạng lưới, đó là:
• Hỗ trợ (S - Support) các tổ chức thành viên, các cá nhân và các trường đại học khác trong khu vực ASEAN trong việc phát triển, củng cố chương trình về nhân quyền. • Tăng cường (E - Enhance) năng lực của các giáo viên và
giảng viên dạy về nhân quyền thông qua hoạt động đào tạo. • Giải quyết (A - Address) các vấn đề nhân quyền trong khu
vực thông qua các chiến dịch vận động công chúng.
• Đẩy mạnh (H - Harness) hợp tác giữa giới học thuật, xã hội dân sự với các cơ quan ASEAN nhằm thúc đẩy nhân quyền trong khu vực Đông Nam Á.
• Hiện thực hoá (R - Realize) việc trao đổi thường xuyên giữa các thành viên với những cá nhân và cơ quan có quan tâm.
• Bồi đắp (N - Nuture) giáo dục nhân quyền hiệu quả thông qua các chương trình trao đổi sinh viên và giảng viên, qua các dự án nghiên cứu chung. 75
Cũng cần nhắc lại rằng, chính Hợp tác Kênh 2, hợp tác giữa giới học giả đã đóng góp đáng kể cho việc ra đời cơ chế nhân quyền khu vực. Từ năm 1992, mạng lưới các viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế của ASEAN (ASEAN - ISIS, được hình thành năm 1988) đã tổ chức các tọa đàm và đưa ra các kiến nghị
liên quan đến vấn đề quyền con người. Từ năm 1993, Tọa đàm ASEAN - ISIS về nhân quyền (AICOHR) được hình thành và có nhiều nỗ lực, đóng góp cho việc tăng cường hiểu biết của khu vực, trao đổi thông tin, khảo sát khả năng thiết lập cơ chế chung về quyền con người. Năm 2005, AICOHR đã mạnh dạn đưa ra
đề xuất xây dựng Hiến chương ASEAN về nhân quyền76. AICOHR vẫn đang tiếp tục đưa ra các đóng góp, kiến nghị trong lĩnh vực quyền con người đối với ASEAN.
75 Xem trang tin điện tử: www.seahrn.org.
76 Luận Thùy Dương, Kênh đối thoại không chính thức về an ninh và chính trị: Kênh 2 của ASEAN, NXB Chính trị quốc gia, 2010, tr.153 – 159.
P h ầ n V
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CÁC
HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN
CON NGƯỜI TRONG KHUÔN KHỔ ASEAN