người trong khu vực
Trong thời gian qua, đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác giáo dục quyền con người ở ASEAN, trong đó có các hoạt động biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy quyền con người trong khu vực.
Từ năm 2001, tại Hội thảo chuyên đề việc biên soạn giáo án về quyền con người đã được tổ chức tại Manila, Philippin, trong
đó các đại biểu tham dự đã soạn ra được một số giáo án. Tiếp sau đó, một nhóm biên tập bao gồm nhiều nhà giáo dục từ sáu quốc gia trong khu vực đã cùng ngồi lại nhằm biên tập, tuyển chọn và hoàn thiện các giáo án để chuẩn bị xuất bản. Giáo trình này có thể sử dụng tại các nước Đông Nam Á với những nội dung về quyền con người liên quan đến các quốc gia này. Trong năm 2003, tập giáo án này được xuất bản với tiêu đề Human Rights và trở thành một giáo án mẫu (không thay thế cho những giáo án được giảng dạy) tại các trường trong khu vực. Năm 2005, giáo án mẫu này đã được dịch và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ của các nước trong khu vực, trong đó có tiếng Việt (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2005). Dựa trên giáo trình chung này, một số cuộc tập huấn đã được tổ chức để
khuyến khích, hỗ trợđại biểu là những nhà giáo dục đến từ các quốc gia áp dụng giáo án vào thực tiễn giảng dạy. 68
Bên cạnh giáo dục chính quy trong nhà trường, các tổ chức xã hội dân sự, mạng lưới phi chính phủ cũng có nhiều hoạt
68 HURIGHTS OSAKA và OHRSD - Mahidol University, Human Rights
Education in the School Systems in Southest Asia: Cambodia, Indonesia, Lao PDR and Thailand, 2009, tr. 180 - 181
động tập huấn, đào tạo về quyền của các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người bản địa…