Hoạt động nghiên cứu nhân quyề nở

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 81 - 85)

Dưới đây khái quát tình hình nghiên cứu nhân quyền ở một số nước trong khu vực:

4.4.1.1. Indonesia

Có thể khẳng định rằng, trong thập niên vừa qua ở khu vực ASEAN, hoạt động nghiên cứu nhân quyền nở rộ nhất tại Indonesia. Tại các trường đại học của Indonesia, hiện có khoảng 30 trung tâm nghiên cứu về quyền con người, hầu hết

được thành lập sau cuộc chuyển đổi dân chủ năm 1998. Trước năm 1998, chỉ có một số trung tâm thuộc các trường đại học lớn như Trung tâm nghiên cứu nhân quyền thuộc Đại học Surabaya (PUSHAM UBAYA) được thành lập năm 1995. Trung tâm này

đã xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin về nhân quyền sớm nhất ở Indonesia và với sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) và Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) thông qua chương trình hợp tác với Trung tâm nghiên cứu và giáo dục nhân quyền của Đại học Ottawa (Canada) và Viện Raoul Wallenberg (Thụy Điển).

Việc Chính phủ Indonesia thông qua Kế hoạch hành động về

nhân quyền là để thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động bảo vệ nhân quyền ở nước này. Riêng trong các năm 1999 và 2000 đã có hơn 10 trung tâm nghiên cứu nhân quyền được thành lập tại các trường đại học, chẳng hạn như các trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Đại học Hồi giáo Riau (PUSHAM UIR),

Đại học Padang (PUSHAM UNP)… được thành lập năm 1999, các trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Đại học

Hasanuddin, Đại học Indonesia (Sentra HAM UI), Đại học Syiah Kuala (PUSHAM UNSYIAH), Đại học Tanjungpura University (PP - HAM UNTAN), Đại học Airlangga (PUSHAM UNAIR)… được thành lập vào năm 2000. Giai đoạn sau đó, nhiều trường đại học khác tiếp tục thành lập các trung tâm nghiên cứu như Trung tâm nghiên cứu nhân quyền thuộc Đại học Muhammadiyah Kendari (PUSHAM UMK) được thành lập năm 200469… Các trung tâm này thường tập hợp nhiều chuyên gia tại các khoa chuyên môn khác nhau trong trường đại học. Một số trung tâm tập trung nghiên cứu quyền của một nhóm nhất định (phụ nữ, người di trú, người thiểu số về sắc tộc, tôn giáo…) hoặc một lĩnh vực quyền nhất định (ví dụ, mối quan hệ

giữa nhân quyền và chủ nghĩa khủng bố là đối tượng nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu nhân quyền và chủ nghĩa khủng bố của Đại học Sriwijaya (PK -HAM & Terorisme FH UNSRI - thành lập năm 2001).

Bên cạnh các cơ quan nghiên cứu thuộc trường đại học, còn có nhiều cơ quan nghiên cứu độc lập cũng tiến hành nghiên cứu về nhân quyền, ví dụ như Viện nghiên cứu và vận động chính sách (ELSAM) được thành lập năm 1983, Trung tâm Habibie (The Habibie Center) thành lập năm 1999, Cơ quan giám sát nhân quyền Indonesia (The Indonesian Human Rights Monitor - Imparsial) thành lập năm 2002… Các cơ quan nghiên cứu độc lập này cũng có nhiều nghiên cứu, xuất bản phẩm về nhiều chủ đề như: Bảo đảm các quyền con người, thực thi dân chủ, dân

69 Xem thêm: http://hurights.pbworks.com/w/page/11947505/Indonesia- Centers

chủ hóa… Trung tâm Habibie còn xuất bản các tạp chí tiếng Indonesia và tiếng Anh.

4.4.1.2. Philippin

Mặc dù các tổ chức phi chính phủ rất phát triển ở Philippin và hoạt động thông tin, dữ liệu của các tổ chức này cũng rất sôi

động, phong phú, nhưng các trung tâm nghiên cứu mang tính học thuật về nhân quyền tại Philippin lại không nhiều. Các tổ

chức phi chính phủ thường tập trung nghiên cứu, tập hợp dữ

liệu về một số vấn đề nhân quyền nhất định. Các trung tâm nghiên cứu nhân quyền quan trọng ở nước này có thể kể đến như Trung tâm tâm Phụ nữ tham gia chính trị châu Á - Thái Bình Dương (CAPWIP), Trung tâm Công đoàn và Nhân quyền (CTUHR), Viện Phụ nữ và giới (WAGI), Trung tâm Giáo dục hòa bình, giới và nhân quyền…70

Số lượng trung tâm nghiên cứu nhân quyền trực thuộc các trường đại học cũng tương đối ít tại Philippin. Được thành lập sớm nhất trong số này là Trung tâm Nhân quyền Ateneo (Ateneo Human Rights Center - AHRC) thuộc Đại học Ateneo de Manila, được thành lập năm 1986. Bên cạnh một số hoạt

động đào tạo và vận động nhân quyền, Trung tâm này tập trung nghiên cứu quyền trẻ em, quyền của người bản địa, phụ nữ và lao động di trú… Một số ấn phẩm mà Trung tâm đã xuất bản như: Bảo vệ người lao động Philippin (1995), Nhân quyền trong luật hiến pháp (1997), Công ước về quyền trẻ em và hệ thống

70 Xem thêm: http://hurights.pbworks.com/w/page/11947522/Philippines- Centers.

luật Philippin (1997), Nữ giúp việc gia đình Philippin (1998), Khuôn khổ pháp lý bảo vệ người lao động di trú châu Á (1998)…71

Một cơ sở nghiên cứu tương đối lớn khác là Viện Nhân quyền (Institute of Human Rights - IHR) thuộc Đại học Philippin (University of the Philippin - UP, Manila) được thành lập năm 1989. Viện là một bộ phận của Trường Luật thuộc Đại học Philippin, một đơn vị không chỉ thực thi việc giảng dạy luật mà còn cung cấp các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về pháp lý cho người dân. Bên cạnh Viện nhân quyền, Trường Luật còn có một số viện khác là Viện Cải cách chính quyền và pháp luật, Viện quản lý Tư pháp và Viện Nghiên cứu luật quốc tế. Viện Nhân quyền triển khai nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau về nhân quyền, về chính sách liên quan đến thúc đẩy nhân quyền… Viện xuất bản Tạp chí Chương trình nghị sự Nhân quyền (Human Rights Agenda) từ năm 1996, Tạp chí Hòa bình và nhân quyền Philippin từ năm 1997. Một số nghiên cứu của Viện đã được xuất bản là “Pháp luật Philippin về nhân quyền”, “Phục hồi công lý và biện pháp thay thế cho hình phạt tử hình”, “Các quyền của nông dân như là nhân quyền”, “Các quyền của người tị nạn và người xin tị nạn: Trường hợp Philippin”.72

4.4.1.3. Thái Lan

Tại Thái Lan, tương tự như Philippin, mặc dù số tổ chức phi chính phủ hoạt động về nhân quyền tương đối nhiều,

71 Xem thêm: www.ahrc.org.ph/.

72 Xem thêm: http://law.upd.edu.ph/.

song chỉ có ít trung tâm nghiên cứu quyền con người tại các trường đại học.

Trong số những trung tâm nghiên cứu nhân quyền chính tại các trường đại học của Thái Lan hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền và phát triển xã hội (Center for Human Rights Studies and Social Development - CHRSD) tại Đại học Mahidol là một đơn vị tiên phong không chỉ của Thái Lan mà cả trong khu vực. CHRSD được thiết lập năm 1998 73, không chỉ thực hiện những chương trình nghiên cứu mà còn các chương trình

đào tạo sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ) về quyền con người, tổ

chức các khóa đào tạo sinh viên, những người hoạt động nhân quyền, thành viên xã hội dân sự và công chức chính quyền. Từ

năm 2002, Trung tâm CHRSD hợp tác với Viện Luật nhân quyền và nhân đạo Raoul Wallenberg (RWI) (Thụy Điển) thực hiện Chương trình nâng cao về nhân quyền Đông Nam Á (SEAHR), khóa đào tạo hai tuần tại Bangkok, cho tham dự viên

đến từ các nước trong khu vực. CHRSD hỗ trợ các nghiên cứu với định hướng nâng cao nhận thức về nhân quyền cho mọi cá nhân trong xã hội. Các nghiên cứu không chỉ hữu ích, nâng cao kiến thức về mặt học thuật mà còn cung cấp nhiều ứng dụng thực tế cho các hoạt động nhân quyền trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều ấn phẩm đã được trung tâm xuất bản, trong đó có những công trình là kết quả nghiên cứu của học viên. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như “Truyền thông và nhân quyền” (Mike Hayes chủ biên), “Phân tích đối xử của Hoa Kỳ đối với các tù nhân tại Căn cứ hải quân Guantanamo trong bối

cảnh luật quốc tế” (Maria Therese Godskesen), Chuyển vốn và người lao động di trú: Lao động thời vụ trong nền kinh tế biên giới Thái Lan - Myanmar” (Dennis Arnold), “Quản trị tốt và cải cách pháp luật tại Indonesia” (R.Herlambang Perdana Wiratraman), “Ảnh hưởng của TRIPS đối với chính sách thuốc HIV/AIDS của Thái Lan: quan tâm về nhân quyền trong bối cảnh thương mại toàn cầu (Mukdawan Sakboon)…

Một số trường đại học ở Thái Lan đã thành lập các trung tâm nghiên cứu một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư châu Á (ARCM) thuộc Đại học Chulalongkorn (thành lập năm 1987). Trung tâm này được xây dựng dựa trên cơ sở của Trung tâm thông tin tị nạn Đông Dương (Indochinese Refugee Information Center - IRIC), một

đơn vị thuộc Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Chulalongkorn, được thành lập từ năm 1987 đề nghiên cứu về

vấn đề người tị nạn từ Campuchi, Lào và Việt Nam, sau này là từ Myamar đến tị nạn tại Thái Lan. Năm 1995, IRIC được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Nhập cư châu Á (ARCM). Trung tâm đã thực hiện hàng chục công trình nghiên cứu về các vấn đề di trú, chuyển dịch lao động. Một số nghiên cứu được Trung tâm xuất bản như: “Trẻ em bị kẹt trong các xung đột:

Ảnh hưởng của xung đột vũ trang đối với trẻ em trong khu vực

Đông Nam Á”, “Chính sách lao động di trú, giải quyết các vấn

đề ngắn hạn và dài hạn”, “Chuyển dịch và vấn đề HIV/AIDS tại khu vực Vùng sông Mekong”, “Người lao động di trú Thái Lan tại Đông và Đông Nam Á”…74

74 Xem thêm trang tin điện tử: ww.arcm.ias.chula.ac.th.

4.4.1.4. Việt Nam

Hoạt động nghiên cứu quyền con người được quan tâm tương đối muộn ở Việt Nam. Sau Hội nghị Vienna 1993 về nhân quyền, mối quan tâm đến lĩnh vực này mới được gia tăng. Giới nghiên cứu có thêm nhiều nghiên cứu về các chuẩn mực quốc tế, các vấn đề về sự tương thích và một số trung tâm nghiên cứu

đã được thành lập.

Năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (VIHR)

được thành lập tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. Sau này, Trung tâm được nâng lên thành Viện Nghiên cứu quyền con người. Gần đây, vào năm 2007, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS) được thành lập tại Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Một năm sau đó, Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về quyền con người và quyền công dân được thành lập tại Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh. Tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), trong những năm qua quan tâm nghiên cứu về quyền con người đã có những chuyển biến

đáng kể. Trong một số viện nghiên cứu thuộc Viện này - Viện Nghiên cứu con người và Viện Nhà nước và pháp luật - đã thành lập Phòng Nghiên cứu quyền con người.

Một số hoạt động liên quan đến nghiên cứu và giáo dục quyền con người ở Việt Nam gần đây

2006:

• 1 - 2/12/2006: Hội thảo “Giáo dục về quyền con người ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và hội nhập quốc tế” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

2007:

• 07/12/2007: Hội thảo “Nội dung quyền con người trong đào tạo luật” do Đại học Luật Hà Nội tổ chức.

2008:

• 4/8/2008: Hội thảo “Kết nối nghiên cứu về nhân quyền” do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.

• 24/10/2008: Hội thảo “Quyền con người: lý luận, pháp luật và thực tiễn” do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

• 25 và 26/12/2008: Hội thảo “Quyền con người: Tiếp cận nghiên cứu đa ngành và liên ngành khoa học xã hội” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

2009:

• 27 và 28/03/2009: Hội thảo “Quyền con người: tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

• 9 và 10/10/2009: Hội thảo “Giáo dục quyền con người: những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

2010:

• 16 và 17/3/2010: Hội thảo “Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Chương trình Pháp quyền châu Á của Konrad Adenauer Stiftung tổ chức.

• 7/9/2010: Lễ công bố Chương trình đào tạo thí điểm Thạc sỹ Lý luận và pháp luật về quyền con người do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

2011:

• 2 và 3/3/2011: Tọa đàm “Kinh nghiệm trong giáo dục quyền con người” do Viện Nghiên cứu quyền con người - Học viện CTHCQG HCM, Đại sứ quán Áo và EU tổ chức.

• 5 và 6/5/2011: Hội thảo về phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình thạc sĩ về quyền con người do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

• 22/7/2011: “Hội nghị mạng lưới quốc gia về giáo dục quyền con người” do Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

• 01-2/8/2011: Cuộc họp Mạng lưới Nghiên cứu nhân quyền Đông Nam Á (Southeast Asian Human Rights Studies Network - SEAHRN) tại Hà Nội do Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.

Ảnh: Một trong những cuốn sách chuyên khảo đầu tiên về Ủy ban liên chính phủ về quyền con người ASEAN (AICHR) của tác giả Tan Hsien-Li, NXB Cambridge, 2011.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KHU VỰC ASEAN (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)