Giai đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn (Trang 63)

Những nhóm hoạt động có hiệu quả thường là những nhóm có quá trình tồn tại lâu dài. Trong giai đoạn này, các thành viên của nhóm tin tưởng và chấp nhận những người khác. Để hoàn thành nhiệm vụ, nhóm thường khuyến khích và ủng hộ sự đa dạng hoá về quan điểm hơn là hướng tới sự thống nhất. Các thành viên sẩn sàng chấp nhận rủi ro mà không lo sợ về sự đánh giá xấu của nhóm đối với những ý tưởng của họ. Họ chú ý lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi và quá trình này tập trung vào các nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm hơn là vào những đặc điểm riêng của các thành viên.

Người lãnh đạo nhóm là người có khả năng giải quyết những vấn đề cụ thể trong mỗi giai đoạn nào đó. Do đó, nhóm thường xuyên thay đổi người lãnh đạo, bởi khi một vấn đề được giải quyết thì một vấn đề khác sẽ xuất hiện và một thành viên khác có năng lực giải quyết vấn để đó sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhóm.

Trong mối quan hệ giữa các thành viên, nhóm chấp nhận sự khác biệt và sự không nhất trí về ý tưởng, song đòi hỏi các thành viên làm việc dựa trên sự hợp tác và long nhiệt tình. Nhóm cố gắng đạt được sự thống nhất về những vấn đề quan trọng và tránh những mâu thuẫn nội bộ.

Một nhóm hoạt động hiệu quả thường có những đặc điểm sau: - Các thành viên hiểu rõ mục tiêu của nhóm

- Các thành viên luôn tuân theo các quy trình ra quyết định - Các thành viên có thái độ cởi mở và tin cậy lẫn nhau

- Các thành viên luôn săn lòng giúp đỡ những người khác và biết cách để nhận được sự giúp đỡ của người khác.

- Các thành viên luôn ý thức về sự tự do của chính họ trong mối liên hệ với sự tự do của người khác.

- Các thành viên có thể chấp nhận và giải quyết xung đột trong nội bộ nhóm.

- Các thành viên luôn có ý thức về sự cải tiến hoạt động của họ.

Mức độ hiện diện hay thiếu vắng những đặc điểm này trong một nhóm sẽ quyết định tính hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)