Carl Rogers đưa ra cách tiêp cận thân chủ trong tâm. Carl Rogers giả thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm nãng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hoá nhưng tiềm năng của mình và trước những khó khăn họ có thể tìm ra các giải pháp của riêng mình, ông cho rằng nếu được đặt trong môi trường thuận lợi mỗi cá nhân sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hoá tiềm năng đầy đủ. Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch. Bởi vì mỗi cá nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ là được người khác chấp nhận, được coi trọng nên người đó có thể hành động một cách không tự nhiên, không thực tế và phát triển những cảm giác sai lệch về bản thân, về những điều mình mong muốn.
Có ba khái niệm mà c. Rogers đề cập đến dùng để lý giải những hành vi sai lệch hay kém thích nghi của con người: Cái mình lý tưởng, cái mình thực và môi trường xã hội.
Theo Rogers, cá nhân có khuynh hướng một mặt làm cho phần lớn trường hợp những trải nghiệm mà mình sẽ sống trong thế giới bên ngoài phù hợp với khái niệm về cái mình, cái mình thực tế. Mặt khác nó nhằm làm cho khái niệm về cái mình gần với những tình cảm sâu xa tạo nên cho cái mình lý tưởng, tương ứng với những gì tiềm tàng. Như vậy cái mình hiện thực có nguy cơ không ăn khớp hoặc khi con người dưới áp lực của hoàn cảnh bắt buộc phải từ chối một số trải nghiệm hoặc con người tự thấy mình phủi áp đặt nhũng tinh
cam va nhưng gia tri hoặc những hành vi khiến cho cái mình hiện thực xa với cái mình lý tưởng mà bản thân con người đó có.
Khi lam việc với thân chủ, Rogers tin rằng nếu nhân viên xã hội có thê đem lại nhưng điêu kiện thuận lợi cho thân chủ thì họ sẽ dần cởi mở và hiểu những nồi đau, ton thương trong quá khứ là do những mối quan hệ có điều kiện trong cuộc sông cua họ. Thân chủ dần thay đổi những hành vi mà họ đã có trong quá khứ và chuyên từ những nhận thức sai lệch về bản thân đến nhận thức đúng đắn vê chính họ. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội theo phương pháp tiếp cận này là tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép thân chủ học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hoá tiềm năng. Nhiệm vụ chính của nhân viên xã hội là giúp thân chủ gỡ bỏ những "rào cản tâm lý" đang hạn chế sự bày tỏ khuynh hướng tích cực vốn có và giúp thân chủ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình.
Vì Rogers tin rằng thân chủ có thể tìm ra giải pháp của riêng mình nên ông xem chính mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ như là một vật xúc tác cho sự thay đổi vậy nên ông tin rằng việc nhân viên xã hội tìm cách đưa ra lời giải thích thay cho thân chủ là không thích hợp. Do đó ông chủ trương hoàn toàn không chi phối quyết định của thân chủ mà chỉ sử dụng những kỹ thuật trợ giúp nhằm thúc đẩy tiềm năng của thân chủ.
Như vậy, công tác xã hội với cá nhân không phải là việc khuyên bảo, ban ơn, không phải tìm kiếm những nguyên nhân từ quá khứ mà cái chính là khuyên khích đối tượng tự hiện thực hoá những tiềm năng của bản thân, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển của cá nhân. Mỗi cá nhân trong tiến trình giúp đỡ cần được xem như là một chủ thể có hiểu biết, họ phải được hiểu, được chấp nhận những tiềm nãng, kinh nghiệm vốn có của họ.
Cũng như một số các tác giả khác, c. Roger cho rằng đối tượng giúp đỡ cần được tôn trọng và chấp nhận như một cá nhân riêng biệt. Đây là quan điểm có ảnh hưởnơ trực tiếp đến quan điểm của ngành công tác xã hội: Tôn trọng và chấp nhân những gì vốn có cua thân chu, mà không phu đinh hay phc phan. Vai trò của nhân viên cônơ tác xã hội vì thế là bổ trợ đê thán chủ nâng cao
năng lực bản thân, tăng thêm khả năng ứng phó và kỹ năng giải quvết vân đề khó khăn. Nhân viên xã hội cũng có thể đóng vai trò cầu nối trung gian cho thân chủ tìm đến những sự trợ giúp khác. Theo cách tiếp cận của c. Roger, nhân viên xã hội đặt thân chủ vào vị trí trung tâm của quá trình trợ giúp, dưa vào đó nhân viên xã hội xem xét các giá trị, các mối quan hệ liên quan có ảnh hưởng đến thân chủ và tìm hiểu cũng như phân tích các kế hoạch trợ giúp có hiệu quả.
Để thực hiện tốt công việc của mình, c. Roger đưa ra 10 yêu cầu đối với nhân viên xã hội và nhà tham vấn:
1. Nhân viên xã hội phải thể hiện mình sao cho thân chủ nhận thức được anh ta (cô ta) là người "đáng tin cậy".
2. Nhân viên xã hội phải diễn tả đầy đủ thông suốt để con người của mình có thể được truyền thông rõ ràng. Nếu có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành vi của nhân viên xã hội thì theo c. Rogers là không nghe được điểu gì đang xảy ra trong mình, có những phòng vệ của bản thân không cho mình nhận thấy tình cảm của chính minh.
3. Nhân viên xã hội phải để mình thể hiện thái độ tích cực với TC như nồng hậu, chăm sóc, ưa thích, quan tâm.
4. Nhân viên xã hội phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với TC, biết tôn trọng những tình cảm, những nhu cầu của mình cũng như của thân chủ.
5. Nhân viên xã hội phải để thân chủ được tự do là mình chứ không bị phụ thuộc vào lời khuyên của nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội có thể tác động tương trợ với TC qua nhiều buổi gập gỡ mà không can thiệp vào tự do của thân chủ.
6. Nhân viên xã hội phải để mình vào hẳn trong thế giới tình cảm và ý nghĩa riêng tư của thân chủ và nhìn chúng như những gì thân chủ đã nhìn thấy.
7. Nhân viên xã hội phải chấp nhận thân chủ với những gì mà họ đang có 8. Nhân viên xã hội phải nhạy cảm trong mối quan hệ với thán chủ để thân chủ không cảm thân bị nhân viên xã hội đe doạ.
9. NTV phai giai thoát TC khỏi cái sợ bị người khác đánh giá. Điều này se giup thân chu được tự do để trở thành người chịu trách nhiệm cho chính mình.
10. Nhân viên xã hội phải coi thân chủ như một người đang trong tiến trinh trương thành chứ không bị trói buộc bởi quá khứ của thân chủ và quá khứ cua ban thân nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội sẽ hạn chế khả nãng thay đổi cua thân chủ nêu trong cuộc gặp gỡ nhân viên xã hội đối xử với thân chủ như một đứa bé, một học sinh dốt hay một người bị bệnh thần kinh. Nhân viên xã hội phải thừa nhận tất cả tiềm năng của thân chủ, nhận thấy trong họ, hiểu biết trong họ con người mà họ đã được tạo dựng để trưởng thành.
Để hiểu được thân chủ và chấp nhận họ c. Roger sử dụng kỹ nãng Lắng nghe tích cực và kỹ năng thấu cảm:
- Kỹ nãng lắng nghe: đòi hỏi nhân viên xã hội phải lắng nghe bằng tất cả các giác quan, nghe bằng sự cảm nhận của xúc cảm, nghe bằng "trái tim", lắng nghe là dừng nói và dừng suy nghĩ. Lắng nghe tích cực thê’ hiện ờ việc nghe và nhận hết được cảm xúc của đối tác, không suy luận, đánh giá, không liên hệ với cái này cái kia. Lắng nghe tích cực như một sự ngầm ẩn trả lời: tôi tin tưởng và tôn trọng vào sự nồng nhiệt, giá trị của bản thân bạn, tin tướng vào con người bạn vào những điều bạn đang có. Cùng lúc đó thân chủ cảm thấy như minh đã được nghe, được hiểu, được thông cảm.
Lắng nghe tích cực làm cho thân chủ tự đi sâu vào mình, tự trải nghiệm cảm xúc của mình, lắng nghe trong sự khổ đau để từ đó hiểu mình hơn, hiểu vấn đề vướng mắc và có thể đi đến chấp nhận nó. Lắng nghe tích cực giúp thân chủ giải phóng được mình khỏi sự kiềm chế của người khác, giải toả được xung đôt uẩn ức trong nội tâm, động viên thân chủ tiếp tục nói nhiều hơn nữa đặc biệt chia sẻ hơn về cảm xúc đối với nhân viên xã hội.
- Kỹ năng thấu cảm: nếu muốn gần gũi thân chủ hơn, để hiểu được những gì mà thân chủ đang trải nghiệm, thì nhân viên công tác xã hội phái cho phép thân chủ bộc lộ một cách tự nhiên. Việc chấp nhận và hiểu những cảm xúc và sự sẵn lòn® chia sẻ vấn đề của nhân viên cõng tác xã hội thông qua việc trải nghiệm
giup thân chu vứt bỏ sự phòng vệ và cho phép nhân viên công tác xã hội và thân chu tiêp cận gần hơn với con người thật của mình. Tuy nhiên, không phải khi nao nhân viên công tác xã hội cũng thực hiện được sự thấu cảm của mình đôi VƠI những cảm xúc của thân chủ trong từng lĩnh vực cụ thể. Nhân viên công tác xã hội là con người nên cũng phải đối mặt với những điều căng thẳng, những vấn đê khó khăn trong cuộc sống thường ngày và tất yếu cả những khoảng thời gian khủng hoảng trong cuộc sống. Khi một nhân viên công tác xã hội lắng nghe những khó khăn cảm xúc của mình lại được một thân chủ giãi bày trong quá trình hỏi chuyện, thì khả năng cảm thông của nhân viên công tác xã hội có thể bị giảm sút. Một vật cản lớn khác đối với sự cảm thòng đó là quyền uy của nhân viên công tác xã hội lấn át thân chủ. Ví dụ như, một nhân viên công tác xã hội khi đã hiểu rõ tình huống bị lạm dụng của một đứa trẻ thì nhận thấy những phản hồi cảm thông đối với thân chủ bị chặn lại vào thời điểm những phản hồi này cần phải được thực hiện nhất.
Thấu cảm theo định nghĩa là trải nghiêm điều mà đối tượng đang gặp phải, hiểu được những tình cảm và ý nghĩ cúa bên trong của họ, là hiểu họ bằng cả trái tim và bằng trí óc. Hiểu họ như họ hiểu bản thân họ.
Đặc điểm của phương pháp thấu cảm là:
- Thấu cảm giúp ta đánh giá được cảm giác của người khác, mà không gắn cảm xúc của mình vào vấn đề của họ, để những nhận xét của ta khách quan hơn.
- Thấu cảm không phải là đồng cảm. Đồng cảm được hiểu là nghĩ và cảm nhận giống người khác. Đồng cảm không phù hợp trong giúp đỡ cho người khác trưởng thành. VI người giúp đỡ không nên có cảm xúc giống họ- không bị chi phối bởi những cảm xúc đau, buồn của thân chủ, mà nên hiểu họ một cách tách biệt với các cảm xúc của mình.
- Thấu cảm là có giới hạn- đơn giản là sự nắm bắt một cách rõ ràng điều mà đối tượng đang trải nghiệm, nhưng ta không hiểu hơn họ về vấn đề của họ. Thấu cảm chỉ là một quá trình chia xẻ.
- Thấu cam là sự thông đạt cho nhau về tư tưởng, cảm xúc ờ mức độ cao nhất, hiêu nhưng gì đối tượng đang suy nghĩ, đang nói đến đều có liên quan
đen kinh nghiệm, đến cảm xúc của họ. Ta phải diễn tả điều họ trình bày bằng .ngôn từ dễ làm sáng tỏ cho cả hai bên.
Phương pháp thấu cảm được thực hiện trong quá trình giao tiếp giữa nhân viên xa hội và thân chủ. Dưới đây là một sô ví dụ về sự bày tỏ thấu cảm mà các nhân viên xã hội đã thực hiện:
Đứa trẻ'. Cháu rất giận bản thân, vì tức bạn cháu mà cháu đã vô cớ chửi lại mẹ cháu khi cháu bỏ học, điều này đã làm mẹ cháu rất buồn.
Nhân viên XH: Cháu đã tự giận mình vì đã vô cớ nói nặng lời với mẹ cháu, người mà cháu yêu quý. Nhiều người cũng cáu giận vô cớ sau một sự kiện xấu xảy ra với mình. Những người có tấm lòng kính trọng mẹ như cháu sẽ tìm được cách nói cho mẹ hiểu lòng mình.
Người phụ rtữ: Tôi rất buồn vì dạo này con tôi thường đi chơi về khuya, cháu làm mọi thứ cháu muốn và không nghe lời ai cả.
Nhân viên XH: Chị là người mẹ có trách nhiệm với con, chị lo lắng khi thấy con hay đi chơi về khuya mà chưa tìm được cách bảo ban cháu. Những người mẹ chăm lo cho con cái đều có tâm trạng như chị.