PHÂN TÂM HỌC CỦA SIGMUND FREUD

Một phần của tài liệu Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn (Trang 46)

Sigmund Freud (1856- 1939) là người khởi xướng và đặt nền móng cho phân tâm học. Ông đã triển khai mô hình phân tâm học của mình trong thời gian gần nửa thế kỷ từ 1880- 1930. Theo Freud, con người ta bị chi phối chủ yếu bởi bản năng, bản ngã và siêu ngã. ông cho rằng bản năng con người là thuộc về vô thức. Bản năng vô thức tạo nên những động lực cho sự phát triển của con người. Nhãn cách con người bị tác động bởi:

- Bản năng (Id) là động lực của chúng ta nhằm đáp ứng những nhu cầu I sinh học cơ bản mang tính bản năng. Bản năng là bẩm sinh, không bị kiềm chế

và thuộc về vô thức. Ví dụ như khi một người đói, bản năng của người ấy được khơi dậy và bắt người ấy đi tìm cái ăn.

- Bản ngã (Ego) là phần nhân cách tạo nên sự cân bằng aiữa các nhu cầu của bản năng và siêu ngã liên quan đến những đòi hỏi của hoàn cảnh. Khi một người đói, người ấy thoả mãn cái đói bằng những cách thức được xã hội chấp nhận và những cách không được xã hội chấp nhận như ăn cắp thực phẩm.

- Siêu ngã (Super Ego) mang những tính chất của lương tâm, đó là sự hỗn hợp những ý tưởng do những người quan trọng áp đặt và những ý tưởng dựa trên lý tưởng.

Phương pháp tiếp cận này cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân được cấu trúc từ mối liên hệ phức tạp của năng lực cá nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu. Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của những mẫu hành vi thơ ấu và có nguồn gốc vô thức. Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và ước muốn bị dồn nén và nếu mỗi cá nhân không học được cách thoả mãn những nhu cầu dồn nén từ thuở ấu thơ của mình thì cá nhân ấy sẽ trở thành người không bình thường. Theo Freud, sự âu lo xuất hiện do các quá trình vô thức. Các diễn biến này có thể xảy ra như là kết quả nỗi sợ hãi của ký ức, có thể do ý thức hoặc vô thức. Các quá trình vô thức khác xảy ra do kết quả xung đột giữa bản năng xung động và siêu ngã. Ví dụ trong thời thơ ấu, bản năng xung động có thể giục đứa bé thoả mãn các thôi thúc tình dục mà siêu ngã coi như điều cấm kỵ. Nếu điều này xảy ra ở cấp vô thức thì đứa bé có thể trở nên âu lo bởi vì bản ngã lúc này không thể giải quyết được tình huống hiện tại. Cũng có những hụt hẫng được cảm nhận dưới áp lực của siêu ngã dẫn bản ngã đến việc thanh toán căng thẳng bằng cách sử dụng các “van xả” khác nhau như một hành vi gây hấn hoặc lẩn tránh vào rượu, ma tuý hoặc sử dụng các cơ chế phòng vệ. Theo Freud, Anna Freud và những người theo trường phái phân tâm, con người có các cơ chê tự vệ sau:

1 .Sự dồn nén: là gạt bỏ ra ngoài ý thức những cảm nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm khônơ vui của chúng ta. Chúng ta đè nén bằng cách tảng lờ nó đi, tránh

nén là nén vào vô thức sự ham muốn hoặc tình huống xung đột- một sự quên chủ động. Ví dụ quên đi những việc mà minh cho là “quan trọng” hay “thích thú”

2. Sự phóng chiếu: là gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm của minh. Phóng chiếu là một cơ chê tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân. Chúng ta gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm của mình, đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi. Phóng chiếu giúp cho chúng ta tránh được sự lo hãi gây ra

3. Sự né tránh', là chúng ta không chối bỏ thực tế nhưng chúng ta né tránh sự thật, tưởng tượng sáng tạo và huyễn hoặc về chúng, điều này vượt quá giới hạn sẽ trở thành sự trốn thoát thực tế. Ví dụ tưởng tượng mình có uy tín, mơ tưởng đến những điều thần kỳ, người không có nhan sắc thì luôn nghĩ mình xinh đẹp, có nhiều người thích minh.

4. Sự đền bù: là một quá trình tâm lý thúc đẩy một số người muốn khắc phục những yếu kém về thân thể hoặc tâm trí của mình hoặc dễ hiểu hơn là khi cảm thấy yếu kém ở một vấn đề hoặc lĩnh vực nào đó, ta sẽ vượt lên bằng phát triển một nét tính cách tích cực trong nhân cách. Ví dụ học kém ncn cố gây uy tín bằng một hoạt động là đá bóng giỏi.

5. Sự viện lý: là sự viện lý lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic, được xã hội chấp nhận để giải thích, thanh minh cho hành động hay cảm xúc không hay của mình. Ví dụ viện lý lẽ tôi đánh nó để cho nó nên người.

6. Sự chuyển di: là chuyển cảm xúc, phản ứng tiêu cực từ đối tượng này sang đối tượng khác hoặc đồ vật khác nhằm thay thế mục đích ban đầu không thực hiện được bằng một mục đích có thể đạt được. Ví dụ trẻ đi chơi không học bài bị bố mẹ mắng thì quay sang trách người bạn đã rủ mình đi chơi.

7. Sự thoái bộ: là né tránh sự căng thẳng, tức giận bằng những biểu hiện của trẻ thơ như nhõng nhẽo, mút tay, giậm chân, la hét. mách người lớn...- những biểu hiện ngây ngô hơn so với tuổi.

8. Đồng nhất hoá: là cơ chế qua đó chấp nhận cách thức ứns xử của một người mà chúng ta ngưỡng mộ như một hình mẫu. Cơ chế này giúp chúnơ ta cảm thấy mình được người khác chấp nhận. Ví dụ hâm mộ ca sĩ nào đó thì bắt • chước kiểu tóc và quần áo của ca sĩ đó.

9. Sự thăng hoa: là quá trình mà những xung lực bản nãng không được thoả mãn trực tiếp đem đầu tư vào những hoạt động được xã hội đề cao như

nghệ thuật, khoa học, sự nghiệp xã hội, tôn giáo... là một dạng chuyển di mang

đến sự thoả mãn thực sự. Đó là sự chấp nhận những ứng xử hướng tới một mục đích cao cả thay cho một mục đích ban đầu không đạt được. Từ đó cá nhân đã lựa chọn một nghề nghiệp mà mình cảm thấy thoải mái, đạt được nhiều thành tựu, được xã hội công nhận, thay thế thoả mãn những xung năng bị xã hội cấm kỵ hoặc lên án. Ví dụ một người có xu hướng mạnh mẽ về tính dục có thể trở thành một hoạ sĩ hoặc một người chụp ảnh khoả thân

10. Sự huyễn tưởng: là những hình ảnh, biểu tượng do trí tưởng tượng tạo ra lúc thức hay ngủ. Huyễn tưởng dành cho những câu chuyện vô thức đặc biệt của thời tấm bé, chủ thể trên cách vượt qua áp lực của thực tế, tạo ra những câu chuyện “hoang đường”, người khác không hết đến nhưng trong quá trình phân tích tâm lý có thể suy ra. Đây là một cơ chế phòng vệ trong quá trình hình thành bản ngã, một cách thoả hiệp giữa bản ngã và các xung lực bản nãng và thực tế. Huyễn tưởng là mọt sự chạy trốn thực tế quá khó khăn cần vượt qua trong thế giới hiện thực. Ví dụ khi bị người khác lấn át thì trẻ thường mơ mình có sức mạnh siêu nhiên để tiêu diệt họ.

11. Sự hợp lý hoá: Là tìm cách lý giải biện minh một hành vi vô lý vô nghĩa gán cho những động cơ nguyên nhân có vẻ hợp lý, tìm cho một lý do xác đánơ để biện minh cho một hành vi ứng xử không thể chấp nhận được. Đây là một cơ chế nhằm che đậy những cảm xúc vô thức, chủ thể không thể không chấp nhận được, nay lý giải như thế nào đã có thể được hiểu, và được chấp nhận giúp đưa ra lý do bề ngoài có vẻ hợp lý để che dấu lý do, động cơ bên trong.

12. Sự phu đinh. Là gạt bỏ một ý nghĩa, một biểu tượng và nếu nó xuất hiện thi xem như không phai do bản thân nghĩ đến, thể hiện ngược lại bằn° vô thưc, tư chôi thừa nhận sự tôn tại các sự kiện bằng cách ứng xử của minh. Ví dụ một người bị bệnh nặng lại cho mình hoàn toàn khoẻ mạnh.

13. Sự hình thành phản ứng', là một cơ chế tự vệ ngược lại ý muốn bị dôn nén, chu thê có ý muốn một đàng nhung thể hiện ra ngoài ngược lại. Ví dụ cô gái rất thích người bạn trai, luôn tìm cách muốn gần cậu bạn nhưng khi người bạn rủ đi chơi thì từ chối, nói là không thích anh ta.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)