MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃHỘI NHÓM

Một phần của tài liệu Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn (Trang 61)

Hầu hết mọi người đều là thành viên của nhóm nào đó, chẳng hạn nhóm tại nơi làm việc, tại nơi cư ngụ,... các nhóm này được hình thành một cách chính thức hoặc không chính thức. Các nhóm này liên kết hai hay nhiều cá nhân nhằm thoả mãn những nhu cầu nào đó của các thành viên, như nhu cầu được chia sẻ tình cảm, được công nhận, được quan tâm đến, được an toàn, được phát huy tiềm năng, được khẳng định mình,.... Sự liên kết này nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra.

Công tác xã hội nhóm hay còn gọi là làm việc với nhóm là quá trình mà nhân viên xã hội sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm để giúp đỡ cá nhân và nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề nhằm thoả mãn nhu cầu.

Đặc điểm của công tác xã hội nhóm là:

- Lấy hoạt động của nhóm làm nơi thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc nhóm.

- Đối tượng tác động của công tác xã hội là nhóm, là mối quan hệ tương tác trong nhóm, từ đó giúp đỡ cá nhân hay nhóm tăng cường khả nãng tự giải quyết vấn đề.

- Lấy ảnh hưởng của nhóm để tạo sự đổi mới thái độ và hành vi của cá nhân thông qua hoạt động của nhóm.

Công tác xã hội nhóm thường được sử dụng khi: có vấn đề nảy sinh giữa hai hay nhiều người; Khi một số người có vấn đề nhu cầu giống nhau; Tạo môi trường để trao đổi thông tin, kinh nghiệm...

I/ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIEN c ủ a n h ó m

Các nhóm dù khác nhau về quy mô, cấu trúc, mục đích, các mối quan hệ,... tuy nhiên hâu hết các nhóm đểu trải qua những giai đoạn phát triển cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Công tác xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)