Abraham Maslow (1908-1970) là một nhà khoa học xã hội nổi tiếng, người đã xây dựng học thuyết về nhu cầu con người và phát triển thuyết này vào những năm 50 của thế kỷ XX. Theo Maslow, nhu cầu của con người là một chuỗi liên tiếp các nhu cầu từ bậc thấp đến các bậc cao, ông chia các nhu cầu của con người thành năm nhóm nhu cầu cơ bản.
Trong hộ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, mỗi nhu cầu bậc cao hơn của con người đều phụ thuộc vào các nhu cầu trước đó. Nói cách khác, nếu một cá nhân chưa được đáp ứng các nhu cầu bậc đầu tiên, thì cá nhân đó khó có thể đạt được các bước phát triển tiếp theo và khi các nhu cầu không được thoa mãn thì cá nhân đó có thể rơi vào những khủng hoảng trong đời sống xã hội.
Nhu cầu vật chất: đây là bậc đầu tiên trong hệ thống thứ bậc nhu cầu. Nhu cầu vật chất bao gồm thức ăn, nước uống, quần áo ấm... đây là những nhu cầu thiết yếu nhất để một cá nhân có thể tồn tại được. Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu vật chất này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác sẽ không thể đạt tới được cũng như không thể thúc đẩy con người tự hoàn thiện được.
Nhu cầu an toàn: là cá nhân được sống trong một môi trường được đảm bảo, không bị đe doạ về tính mạng, sức khoẻ, việc làm, nơi cư trú... tổ chức có luật pháp, trật tự, không sợ hãi, không bị xáo trộn.
Nhu cầu được Yêu thương: là nhu cầu mà mỗi cá nhàn luôn tìm kiếm tình bạn, sự chấp nhận và tình yêu thương từ người khác. Khi đã đạt được hai bậc thang nhu cầu trên, các cá nhân hướng đến những bậc nhu cầu cao hơn, mà khởi đầu là các mối quan hệ xã hội. Cá nhân tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau, thiết lập các mối quan hệ với những người xung quanh và luôn mong muốn có được sự giao tiếp, tình yêu thương, sự chấp nhận, thừa nhận,... Trong cuộc sống, tình yêu thương và sự chấp nhận đến từ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cộng đồng và thậm chí từ các tổ chức và hiệp hội. Theo Maslow thì hầu hết các nhà tâm lý đều nhấn mạnh rằng, nếu như nhu cầu này bị ức chế thì sẽ là nguyên nhân cơ bản làm cho con người trở nên không thích ứng.
Nhu cầu được Tôn trọng: là được nhìn nhận đúng đắn về nhân phẩm hay chuẩn mực đạo đức. Tôn trọng chính là một cá nhân không những muốn mình là người xứng đáng, giỏi giang, có năng lực, thành công, tự tin, độc lập và tự do mà còn muốn được người xung quanh chú ý, thừa nhận, đánh giá cao, có địa vị, có uy tín, có danh tiếng, được chỉ huy, được coi là quan trọng, có phẩm giá...
Mỗi cá nhân cần có một sự cân bằng giữa cái mà chúng ta đạt được và những gì mà bên ngoài công nhận chúng ta. Sự công nhận từ bên ngoài là điều đáng mong đợi nhưng người ta không nhất thiết cần nó để có cảm giác tốt về bản thân mình. Nếu cảm giác về sự tự đánh giá bản thân tích cực thì người đó đã được trang bị tốt để có thể đương đầu đối với những bất hạnh. Công việc quan trọng của nhân viên công tác xã hội là nhận diện được vấn đề của thân chủ và năng lực tự giải quyết vấn đề của họ.
Nhu cầu hoàn thiện bản thân: đây là bậc thang cuối cùng và cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow có tác động tới sự phát triển của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân khi đó có nhu cầu cho sự tự hoàn thiện và trưởng thành của bản thân- có thể nói là tất cả những cơ hội hiện thực hoá những gì con người đang có ở dạng tiềm năng. Động lực mạnh mẽ này được định nghĩa như là ước muốn đạt được những gì hơn cái mình đang có, đạt được hết tất cả những gì mình có thể đạt được.
Trong lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow cho rằng, nhu cầu có tính phổ biến với tất cả mọi người, nhưng cách thức thoả mãn nhu cầu thì lại khác biệt theo từng nền văn hoá. Ông đã xếp 5 nhu cầu cơ bản của con người theo một hệ thống bậc thang, cái gì cần trước đi trước. Những nhu cầu cấp thấp mạnh hơn, đòi hỏi trực tiếp hơn nhu cầu cấp cao và chúng diễn ra sớm hơn cũng như đòi hỏi phải thoả mãn trước hơn các nhu cầu bậc cao. Nếu không được thoả mãn, chúng sẽ khống chế hoạt động của nhân cách cho đến lúc được thoả mãn, chi khi nào con người được giải phóng khỏi một nhu cầu cơ bản thì nhu cầu cấp trên mới đòi hỏi. Tuy vậy, Maslow cũng chỉ ra rằng, về nguyên tắc thì như vậy, song không có nghĩa là cứ phải thoả mãn hết một nhu cầu thì nhu cầu cấp trên nó mới xuất hiện, mà trong thực tế chúng xuất hiện chồng lấn lên nhau. Vì vậy, người ta có thể thoả mãn một phần hoặc một ít các nhu cầu của mình cùng một lúc. Các cá nhân là những con người riêng lẻ và họ có cả những nhu cầu giống nhau và khác biệt nhau. Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhân viên xã hội định hướng được bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ, qua đó xác định cốt lõi vấn đề cần giải quyết của thân chủ. Khi đã xác định được vấn đề cần được giải quyết của thân chủ, thì nhân viên xã hội sẽ tiến hành hoạt động
trợ giúp và cùng thân chủ xây dựng chiến lược can thiệp dựa trên khả năng và năng lực vốn có của họ giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại. Theo các bậc thang nhu cầu của con người, công tác xã hội cũng có những nhóm đối tượng cần được trợ giúp tương ứng, như nhóm người không có khả năng lao động- không có khả năng kiếm sống, nhóm người mắc các tệ nạn xã hội, nhóm người gặp những khó khãn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh, những người gặp khó khăn trong học tập hoặc làm việc,... Trên thực tế trong các dự án phát triển cộng đồng- một lĩnh vực của công tác xã hội, một trong những hoạt động thường được ưu tiên thực hiện ngay từ ban đầu là phân nhóm đối tượng như nhóm phụ nữ, nhóm người già, nhóm trẻ em ,... để xác định nhu cầu riêng biệt của từng nhóm mà mỗi cá nhân riêng lẻ là một thành viên trong đó. Nhu cầu của cả nhóm được xác định từ những nhu cầu riêng của từng thành viên. Trong thực tế tập huấn tại cộng đồng thứ tự các vấn đề mà cộng đồng xếp hạng cũng phản ánh thứ bậc nhu cầu. Cộng đồng nghèo thường lựa chọn các nhu cầu về các biện pháp xoá đói giảm nghèo, cộng đồng phát triển hơn lựa chọn các nhu cầu giáo dục, y tế, thông tin văn hoá,...
Ill/ CÁC GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ- XÃ HỘI ĐẶC TRUNG THEO LỨA TUỔI
Tác giả là E. Erickson, một nhà tâm ]ý học Mỹ, gốc Đức. Ông đã phát triển hoc thuyết Phân tâm học của Freud, ông nhấn mạnh chủ yếu đến các vấn đề thích nghi mà môi trường xã hội đặt ra cho cá nhân trong quá trình 8 cơn khủnơ hoảnơ lớn của cuộc đời. Erickson cho rằng con người ai cũng trải qua
một loạt 8 cơn khung hoảng tâm lý xã hội đặc trưng cho mỗi lứa tuổi của cuộc đơi ma hệ qua tích cực hay tiêu cực sẽ có tính quyết định đối với sự phát triển về sau của người đó:
- Cơn khung hoảng 1, khoảng từ 0-1 tuổi: Xuất hiện ở những nãm đầu cuộc đời tương ứng với giai đoạn môi miệng của Freud. Giai đoạn này tương ứng với giai đoạn thoả mãn các nhu cầu sinh lý cơ bản của trẻ (bậc nhu cầu thứ nhất- theo Maslow). Trẻ sơ sinh dựa vào cha mẹ và những người chăm sóc để thoả mãn những nhu cầu cơ bản của chúng. Nếu những người chăm sóc hắt hủi hoặc bất nhất trong việc chăm sóc trẻ, thì trẻ em có thể thấy thế giới này là một nơi nguy hiểm, đầy rẫy những người không đáng tin cậy. Người mẹ hoặc những người chăm sóc đầu tiên là tác nhân xã hội có tác động quan trọng.
- Cơn khủng hoảng 2, khoảng tứ 1- 3 tuổi: giai đoạn này tương ứng với giai đoạn hậu môn của Freud. Trẻ phải dần học cách tự lập, như tự ăn, tự mặc, tự đi vệ sinh,... Cha mẹ là tác nhân xã hội quan trọng. Nếu trong giai đoạn này cha mẹ hiểu con và giúp con làm chủ cơ thể mình thì đứa bé có kinh nghiệm tự chủ. Ngược lại, việc không đạt được sự tự lập này có thê khiến cho trẻ hoài nghi khả năng của bản thân và cảm thấy xấu hổ.
- Cơn khủng hoảng 3, khoảng từ 3- 6 tuổi: Tương ứng với giai đoạn dương vật của Freud. Đây là thời kỳ trẻ khẳng định bản thân. Trẻ cô' gắng đóng vai người lớn và cố gắng đảm nhận những trách nhiệm vượt quá khả nãng của nó. Đôi khi chúng đảm nhận cả những trách nhiệm và công việc mâu thuẫn với công việc của cha mẹ hoặc những người khác trong gia đình. Những mâu thuẫn này có thể khiến chúng cảm thấy có lỗi. Để giải quyết thành còng khủng hoảng này đòi hỏi phải có một sự cân bằng. Trẻ phải tự chủ được bản thân mình và học làm cách nào để không xâm phạm đến quyền và những đặc lợi hoặc mục đích của người khác. Gia đình là tác nhân xã hội then chốt. Người lớn để trẻ em tự chủ thực hiện các hoạt động và cho phép trẻ em phát huy óc sáng kiến. Nếu trẻ gặp các thất bại lặp lại thì có nguy cơ đưa trẻ đến cam chịu và có mặc cảm tội lỗi.
Cơn khung hoảng 4, khoảng từ 6- 12 tuổi: Tương ứng với giai đoạn âm ỉ cua Freud, xuât hiện ở những năm đầu tuổi đi học của trẻ. Trẻ phải làm chủ được các kỹ năng lý luận và xã hội quan trọng. Đây là thời đứa trẻ hav so sánh mình VỚI bạn bè cùng tuổi: Nếu thực sự chăm chỉ, đứa trẻ sẽ có được những kỹ năng xã hội và lý luận để có thể cảm thấy tự tin vào bản thân và dần hình thành sự ham thích làm việc tốt. Nếu không đạt được những kv năng này đứa trẻ sẽ cảm thấy mình thấp kém. Tác nhân xã hội là các giáo viên và bạn bè cùng tuổi.
- Cơn khủng hoảng 5, khoảng từ 12- 20 tuổi: Tương ứng với giai đoạn đầu sinh dục của Freud, còn gọi là khủng hoảng tuổi dậy thì, xảy ra khi thanh thiếu niên nam và nữ trải qua khi đi tìm bản sắc của mình. Bản sắc liên quan đến sự thống hợp các kinh nghiệm trước đây để thực hiện các lựa chọn. Thanh niên phải thiết lập được những đặc tính xã hội và nghề nghiệp cơ bản của mình hoặc là vẫn chưa xác định được vai trò xã hội mà mình sẽ thực hiện khi trướng thành. Nếu thanh niên không thể hoặc khó có thế tạo ra bản sắc sẽ dẫn đến sự lẫn lộn vai trò phải đóng trên bình diện cảm xúc, xã hội, nghe nghiệp của họ trong giai đoạn đó và trong suốt cuộc đời.
- Cơn khủng hoảng 6, khoảng từ 20- 40 ruổi: Tương ứng với giai đoạn sinh dục, những người lớn trẻ tuổi đi tìm sự thân mật với một người yêu để cùng chia sẻ tinh cảm, cùng sinh sản con cái và giải trí nhằm đám báo cho các con một sự phát triển đầy đủ. Cảm giác cô đơn hoặc cô độc rất có thể là kết quả của sự thiếu khả năng hình thành những tình bạn hoặc những mối quan hệ thân tình. Tác nhân xã hội mấu chốt là người yêu, vợ hoặc chồng, và những người bạn thân.
- Cơn khủng hoảng 7, khoảng từ 40- 65: Tương ứng với giai đoạn sinh dục, Giai đoạn này chủ yếu là quan tâm, nuôi nấng, chăm sóc và giáo dục thế hệ tiếp theo được quy định bởi nền văn hoá xã hội. Kết quà thế hiện bằng khả năng tạo kết quả và tính sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau. Những người không thể hoặc không sẵn sàng đám nhận những trách nhiệm này sẽ trớ nên đình trệ hoặc vị kỷ. Những tác nhân xã hội có tác động là vợ/chồng, con cái và những tiêu chuẩn, quy phạm vãn hoa xa họi.
- Cơn khủng hoảng 8, tuôi già: là kết quả của các giai đoạn trước và kết cục của nó là tuỳ cung cách mà mỗi người vượt qua các giai đoạn đó. Xuất phát từ việc tông kết lại các việc đã làm trong quá khứ, coi đó như là một cuộc trải nghiệm đầy ý nghĩa, hữu ích và hạnh phúc hay như là một cuộc trải nghiệm thất vọng, đầy những hứa hẹn không thành và những mục tiêu chưa được thực hiện. Với các hành động trong quá khứ không thê thực hiện được thì con người sẽ kết thúc đời mình trong cái chết và trong nỗi thất vọng không thể làm lại cuộc đời. Có thể nói kinh nghiệm sống của mỗi người, đặc biệt là kinh nghiệm xã hội sẽ quyết định kết quả của khủng hoảng cuộc sổng cuối cùng này.
Một trong những nguyên tắc quan trọng để trợ giúp tốt thân chủ của Erick Erickson là quan niệm “cá nhân có tiềm năng tự giải quyết các vấn đề riêng của mình” và ông tin rằng “sức mạnh- bản ngã đạt được nhờ giải quyết thành công các cơn khủng hoảng về phát triển”. Quan điểm của Erick Erickson đã củng cố rất nhiều cho những nhận định của các nhân viên công tác xã hội và đưa nó trở thành một trong những giả định triết học căn bản đầu tiên của công tác xã hội là mỗi cá nhân đều có tiềm năng phát triển, thành đạt và có khả năng biến tiềm năng ấy thành hiện thực- con người có năng lực thay đổi để phát triển. Nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò là những người trợ giúp, tham vấn và gợi mở để thân chủ phát huy hết khả năng của bản thân.
Việc giải quyết thành công mỗi sự khủng hoảng trong cuộc sống sẽ chuẩn bị cho con người giải quyết những xung đột tiếp theo trong cuộc đời. Ngược lại, những cá nhân thất bại trong giải quyết một hay một vài khủng hoảng trong quá khứ và hiện tại thì gần như chắc chắn sẽ gặp phải vấn đề trong tương lai. Nhân viên xã hội giúp thân chủ nhận diện được các vấn đề của bản thân họ và giúp thân chủ đương đầu với khó khăn, tự đáp ứng được các nhu cầu của bản thân một cách đầy đủ hơn và thích nghi hơn với những mối quan hệ xã hội. Công tác xã hội theo lứa tuổi vì thế cũng có những nhóm đối tượng khác nhau. Với đối tượnơ nhỏ tuổi, đối tượng của công tác xã hội là các em không có người chăm sóc nuôi dưỡng, trc cm nghco hoíic khong được đap ưng nhu cau về ăn uống đủ chất, mặc đủ ấm. Khi lớn hơn một chút, vào lứa tuổi vị thành niên nhữn* bất hoà trong gia đình, sự thiếu chăm sóc và giáo dục cùa cha mẹ
co thể đây các em đên chỗ bỏ nhà đi lang thang, làm trái pháp luật, trẻ em chịu cac loại xâm hại, trẻ em gặp khó khăn tại trường học,... ở tuổi thanh niên, đối tượng cua công tác xã hội thường là nhữna người còn quá trẻ thiếu các trải nghiệm xã hội hoặc không thích nghi được với xã hội vì thê họ thường gặp các thât bại, cảm thấy nản chí, cảm thấy vô vọng, sợ hãi từ đó thiếu đi động lực để tự giúp bản thân, ở lứa tuổi già thì đối tượng của công tác xã hội là những người già cô đơn- thất vọng trong cuộc sống gia đình, cuộc sống xã hội và công việc.
Khi gặp phải khủng hoảng, các cá nhân cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm sút các hoạt động chức năng vốn có. Khi bị khủng hoảng, cá nhân cố gắng đưa ra những phương án ứng phó với sự khó khăn nhưng thường là không đạt được hiệu quả như mong đợi và vì vậy cá nhân bị hụt hẫng, trở nên bi quan.