Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 84)

II Các chỉ tiêu phân tích

3. Sản phẩm chủ yếu

3.2.8. Các giải pháp khác

Đa dạng hoá các kênh huy động vốn

Xác định nhu cầu nhằm đảm bảo đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn mang tính quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần xác định rõ nhu cầu, chu kỳ kinh doanh dựa trên nhiệm vụ sản xuất, đầu tư và tiến độ thực hiện các đơn hàng. Để từ đó xác định được nhu cầu vốn một cách tương đối chính xác nhằm huy động, sử dụng và phân bổ nguồn vốn hợp lý tránh thừa thiếu hoặc ứ đọng vốn ở các khâu trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn và tạo ra tài sản ngắn hạn vẫn là các nguồn: Vay ngắn hạn của ngân hàng, ứng trước của người mua, chiếm dụng của người bán. Do nguồn này chiếm tỷ lệ cao nên rất rủi ro về khả năng thanh toán, đặc biệt nếu nguồn vốn nợ ngắn hạn càng cao thì đôi lúc các khoản nợ ngắn hạn sẽ không còn đảm bảo được.

Để giải quyết vấn đề này Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:

mua. Thường xuyên phân loại công nợ và có kế hoạch trả nợ sao cho đúng với các điều khoản thanh toán của hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, Công ty cũng cần phải có một khoản tài chính dự phòng để chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh nhất là khi sức ép về tiến độ hoặc có những công việc cần phải thanh toán ngay và phản ứng kịp thời trước những biến động của thị trường.

• Có kế hoạch trả nợ ngân hàng hợp lý, tránh tình trạng có những khoản vay quá hạn. Giữ uy tín với ngân hàng, tổ chức tín dụng từ đó xây dựng điểm số xếp hạng tín dụng tốt thì việc vay vốn dùng tín chấp sẽ được thuận lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

• Tăng cường hợp tác liên doanh liên kết. Bên cạnh đó, cần khai thác nguồn vốn từ nội lực công ty đó là vay của cán bộ công nhân viên với lãi suất ưu đãi hơn so với việc người lao động gửi tiền của họ vào ngân hàng.

• Công ty là một doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đây là kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả. Vì vậy, để huy động vốn trên thị trường đạt hiệu quả tối ưu thì công ty cần khẳng định sự lựa chọn của nhà đầu tư khi mang tiền để mua cổ phiếu của Công ty mình là đúng đắn vì: Lợi nhuận cao, tăng trưởng bền vững và có chiến lược kinh doanh tốt. Khi đã thuyết phục được nhà đầu tư thì việc chào bán cổ phiếu của Công ty sẽ không những thành công mà còn đem lại khoản thặng dư không nhỏ. Nếu bổ sung được nguồn vốn chủ sở hữu càng nhiều, Công ty càng tăng được giá trị doanh nghiệp, lợi thế rất lớn trong cạnh tranh và chủ động hơn trong kinh doanh cũng như lựa chọn các dự án đầu tư đem lại hiệu quả cao.

Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm

Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm luôn là tiêu chí, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc tiết kiệm chi phí không phải là cắt giảm bớt chi phí đầu vào để dẫn đến sản phẩm kém chất lượng hay không đạt tiêu chuẩn mà là sử dụng chi phí một cách tối ưu để

mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp để làm sao tiết kiệm chi phí nhưng vẫn cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn và làm hài lòng người mua. Chính vì thế, Công ty cần phải có một quy trình sản xuất sản phẩm một cách khoa học và hiệu quả, tránh lãng phí trong từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Để làm được điều này theo tôi Công ty cần có những giải pháp sau:

• Khi tiến hành sản xuất sản phẩm thì việc trước tiên là phải tiến hành xây dựng định mức đơn giá nội bộ sao cho phù hợp với các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và phù hợp với pháp luật đồng thời sát với thực tế và điều kiện sản xuất thi công.

• Đối với nguyên vật liệu đầu vào của công ty thường xuyên có sự biến động rất lớn về giá. Vì vây, khi đàm phán hợp đồng với nhà cung cấp công ty cần đưa ra các điều khoản rằng buộc với nhà cung cấp để tránh điều chỉnh tăng giá mua nguyên vật liệu đầu vào. Để tránh việc nhập quá nhiều nguyên liệu, công ty cần ký hợp đồng chung để mua toàn bộ nguyên vật liệu cần thiết nhưng tiến độ cung cấp phải được tiến hành dần dần phù hợp với yêu cầu sản xuất. Nếu nhập quá nhiều nguyên liệu mà sản xuất không kịp công ty phải mất tiền trông coi, bảo quản, mất chi phí về kho tàng và nguyên liệu để lâu có thể bị giảm chất lượng hoặc không thể đưa vào sản xuất.

• Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, quy định về sử dụng xe, các chế độ công tác phí cần phải được quy định chặt chẽ và phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, cũng cần tuyên truyền để phát huy ý thức tiết kiệm của mỗi người lao động. Tăng cường kiểm tra giám sát và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong việc chấp hành và thực hành tiết kiệm. Ngoài việc tiết kiệm qua các khâu của quá trình sản xuất thì việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng là làm giảm chi phí cho Công ty.

Công nghiệp phụ trợ dệt may của việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém và bất cập. Năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành hiện tại còn quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Hàng năm ngành may sử dụng không dưới 500 triệu mét vải để làm hàng xuất khẩu, nhưng đến 70%-80% lượng vải đó lại nhập từ nước ngoài. Do thiếu công nghiệp phụ trợ nên ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc vào thị trường thế giới cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Đây là điểm yếu nhất làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Phát triển công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu thì đòi hỏi có rất nhiều yếu tố về địa lý, giao thông, về nguồn nước, lao động kỹ thuật cao, chất lượng cao để đáp ứng được khâu sản xuất công nghiệp phụ trợ.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, một số giải pháp đề ra đối với Bộ Công Thương như sau:

 Thúc đẩy đầu tư phát triển ngành dệt may gắn liền với hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển, đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư.

 Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn để cung ứng kịp thời nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp trong ngành.

 Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản hoá các thủ tục, và tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế cho doanh nghiệp xuất khẩu.

 Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, trong đó Hiệp Hội Dệt May Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam là đầu mối để phối hợp và liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

 Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới, các nguyên liệu mới, và nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả

năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu.

 Chú trọng công tác bảo vệ môi trường cũng được chú trọng, với định hướng tập trung xử lý các nguồn ô nhiễm nước tại các công ty dệt nhuộm, đổi mới công nghệ trong ngành theo hướng tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện với môi trường.

 Hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo và vốn đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cho các Viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo cho ngành Dệt May, đồng thời dành vốn tín dụng của nhà nước, vốn ODA và vốn của quỹ môi trường cho các dự án đầu tư xử lý môi trường của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.

Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, nếu có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và Nhà nước có chính sách cởi mở với doanh nghiệp thì mới trở thành động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp cũng như sự phát triển nền kinh tế của đất nước.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển. Điều đó tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các doanh nghiệp trong nước. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn và khát vọng lợi nhuận đòi hỏi mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải có những chiến lược cũng như giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Sản xuất hàng thể thao là một tế bào của nền kinh tế. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải có những thay đổi trong phương thức sản xuất kinh doanh, thay đổi về nguồn nhân lực, tài lực, vật lực.

Với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao” tác giả có đóng góp và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty đồng thời chỉ ra những biện pháp khắc phục những tồn tại của Công ty trong thời gian qua.

Qua việc phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty trong hai năm 2010, 2011 cho thấy mặc dù có những thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại. Vì thế những giải pháp tài chính đưa ra có tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện của Công ty hiện nay. Để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng kinh doanh, Công ty cần chủ động và tích cực tìm kiếm mọi giải pháp và thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Trước những thuận lợi và thách thức của Công ty, để có thể đưa thương hiệu Maxport lên một tầm cao mới thì chỉ có nỗ lực của chính Công ty, biết phát huy những lợi thế, nhận thức những hạn chế và khắc phục những hạn chế đó để đạt được những mục tiêu mà Công ty đã đề ra trong giai đoạn tới.

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB Tài chính năm 2010

2. Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp - NXB Thống Kê năm 2010

3. Lý thuyết Quản trị tài chính - NXB Thống Kê năm 2008

4. Báo cáo tài chính đã kiểm toán và báo cáo thường niên của Công ty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao các năm 2010, 2011.

5. Một số trang web: - www.vietrade.gov.vn - www.vccith.com.vn - www.baocongthuong.com.vn - www.vietnamscout.com - www.vanban.chinh phu.vn - www.baomoi.com.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 84)