Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 68)

II Các chỉ tiêu phân tích

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tạ

11 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

2.3.3.Nguyên nhân của những tồn tạ

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân khách quan

• Một khó khăn mà ngành dệt may thường xuyên phải đối mặt, và dường như chưa bao giờ có thể vượt qua được đó là sự phụ thuộc rất lớn vào

nguyên liệu nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được. Để phục vụ cho ngành dệt may, các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu. Điều này có nghĩa rằng, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập. Vì thế, giá nguyên liệu đầu vào tăng, sẽ tác động rất lớn và trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Nói như vậy, rõ ràng ngành dệt may đang rơi vào tình thế không thể tự bảo đảm được nguồn nguyên vật liệu. Điều đó đồng nghĩa với việc, ngành dệt may sẽ tiếp tục phải chịu chi phí đầu vào cực cao để đạt được những kết quả như đang có.

• Sức lực của các doanh nghiệp dệt may đang yếu dần do thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất tăng nhanh và các đơn hàng đang cạn dần. Trong khi đó, các dự án lớn làm nguyên liệu cho ngành dệt may để giảm lệ thuộc nhập khẩu, tăng giá trị cho sản phẩm dệt may trong năm 2011 không thể triển khai được do thiếu vốn. Nhiều công trình đầu tư cho ngành nguyên liệu kéo dài trong thời gian từ 2 - 3 năm đều chưa được hoàn thành. Bởi vậy, ngành dệt may từ năm 2012 trở đi sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

• Một trong những nguyên nhân dễ thấy, đó là thị trường của ngành dệt may đang dần bị thu hẹp. Mỹ luôn được các doanh nghiệp dệt may nhắm tới bởi là thị trường lớn nhất, chiếm 1/2 tổng giá trị xuất khẩu, nhưng đến thời điểm này cũng được nhận định tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng chính sách thắt chặt tiền tệ sau khi bỏ trần nợ công, tăng trưởng kinh tế nước này không có dấu hiệu khởi sắc, đẩy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước trước nguy cơ mất dần đơn hàng từ khách hàng truyền thống, ngay cả đơn hàng đã ký cũng có thể bị giảm sản lượng.

• Trong cơ cấu giá thành may gia công, lương công nhân chiếm tới 65% điều đó cũng đang tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp khi phải gồng mình để chi trả các khoản chi phí phát sinh theo lương như tiền bảo hiểm, tiền thưởng…nhất là đối với các doanh nghiệp lớn có hàng nghìn người lao

động.

2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan

• Hoạt động chủ yếu của công ty hiện nay là thực hiện các đơn hàng gia công cho nước ngoài hay chỉ sản xuất những sản phẩm đơn giản, còn những sản phẩm lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao đem lại giá trị gia tăng lớn thì chưa sản xuất được. Năng lực thiết kế không cao, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới chưa được chú trọng đầu tư.

• Thị trường trong nước còn chưa được coi trọng, đặc biệt là thị trường may mặc cao cấp ở trong nước. Khi chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, công ty sẽ không phải phụ thuộc nhiều vào hoạt động may gia công cho các đối tác nước ngoài, giá trị gia tăng thu được sẽ cao hơn.

• Chất lượng của đội ngũ cán bộ lao động trong công ty còn hạn chế do tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị tài chính, chưa quan tâm đến việc theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như phân tích tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như năng lực tài chính của công ty.

Chương III

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 68)