Phát triển thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 83)

II Các chỉ tiêu phân tích

3.2.7.Phát triển thị trường nội địa

3. Sản phẩm chủ yếu

3.2.7.Phát triển thị trường nội địa

Để phát triển thị trường nội địa, công ty cần có những giải pháp đồng bộ từ khâu sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm đến khâu xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, thay đổi tâm lý và thói quen của người tiêu dùng. Các giải pháp cần thực hiện bao gồm đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó, công ty cần xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Một số giải pháp cụ thể được đưa ra như sau:

• Công ty cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về sản phẩm được sản xuất trong nước; kêu gọi và khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên chọn hàng nội trước hàng ngoại. Khuyến khích các trung tâm bán lẻ và siêu thị áp dụng tỷ trọng cao các mặt hàng được công ty sản xuất trong nước.

• Có chiến lược phân lớp thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển, với lợi thế và khả năng của công ty. Cần quan tâm phân khúc thị trường, hướng tới sản phẩm cho những người có thu nhập trung bình và thấp (chiếm đến 90% dân số).

• Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nội địa qua kiểm định chính thức của cơ quan chức năng và kiểm tra khách quan của người tiêu dùng. Chú trọng công tác điều tra nhu cầu sản phẩm do công ty sản xuất, chủ động thay đổi cơ cấu mặt hàng, sản phẩm cho phù hợp với thu nhập, tâm lý tiêu dùng của người dân ở mỗi giai đoạn khác nhau.

• Nâng cao khả năng tổ chức hệ thống phân phối của Công ty hoặc liên kết, phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp và truyền thông mạnh hơn về năng lực sản xuất của công ty.

Để phát triển thị trường nội địa hiệu quả cần có tham gia góp sức, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, cần sự quyết tâm hiệp lực của công ty và tất cả các đối tượng có liên quan, trong đó vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước cần cung cấp những lợi thế ưu việt cho doanh nghiệp như: Lãi suất thấp cho đầu tư phát triển, quyền sở hữu tài sản được bảo vệ, một lực lượng lao động được đào tạo và có kỷ luật cao, một mức lạm phát thấp và một cơ chế vận hành thị trường nội địa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 83)