SẢN XUẤT HÀNG THỂ THAO

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 71)

II Các chỉ tiêu phân tích

SẢN XUẤT HÀNG THỂ THAO

3.1. Định hướng phát triển của công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao giai đoạn 2010- 2015 giai đoạn 2010- 2015

3.1.1. Triển vọng phát triển ngành may mặc trong giai đoạn tới

Dệt may Việt Nam vốn được đánh giá là ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng những năm gần đây đạt 15%, và sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài trong thời gian tới cũng như có lợi thế so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. So với nhiều ngành khác, ngành dệt may ở Việt Nam là ngành công nghiệp truyền thống có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Từ khi đổi mới, ngành dệt may không ngừng phát triển cả về quy mô, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ trang thiết bị, ngày một tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ…

Việc xuất khẩu hàng dệt may đã đem lại một khoản ngoại tệ rất đáng kể. Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hai thị trường lớn khác EU và Nhật cũng sẽ góp phần tăng tốc kim ngạch xuất khẩu của dệt may. Việt Nam vào top 10 xuất khẩu dệt may thế giới. Theo Hiệp hội Dệt may VN, áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra những mặt hàng có tính khác biệt và có giá trị gia tăng cao là một trong những chuyển biến mạnh mẽ nhất đã được các doanh nghiệp thực hiện một cách sáng tạo. Đó là các mặt hàng xơ sợi tổng hợp lần đầu tiên được sản xuất tại VN của Công ty Formosa Industrial (Đồng Nai), các mặt hàng sợi CLC xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thiên Nam (Bình Dương), sợi lõi co dãn của Công ty Tainan Spinning (Đồng Nai)... các loại vải thun 4 chiều và đa chức năng của Tổng Công ty dệt Hà Nội, Công ty Lan Trần, Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công TPHCM... Sản phẩm Corel xuất khẩu châu Âu của Công ty

Scavi, nhóm sản phẩm cao cấp của Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10, Công ty Cổ phần Sài Gòn 2..

Ngành dệt may không chỉ đem lại nguồn tích luỹ cho đất nước mà còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm, mang lại thu thập cho người lao động, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Nước ta có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, người Việt Nam lại có truyền thống cần cù và rất sáng tạo. Mặt khác, giá cả sinh hoạt thấp, chi phí lao động hạ, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may có ưu thế cạnh tranh. Đặc điểm của ngành dệt may không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quay vòng vốn nhanh, đội ngũ công nhân lành nghề có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao nếu được đào tạo tốt. Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, Việt nam còn có vị trí địa lý và cảng khẩu rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển nên giảm được chi phí vận tải. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung đều gần kề đường hàng hải quốc tế nên có thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Bắc Á, Đông Á và Nam Á – Thái Bình Dương, đi Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Có thể nói, phát triển ngành dệt may Việt Nam là phát huy tối đa những lợi thế hiện nay để phát triển kinh tế.

Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt – Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).

trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Được sự phê duyệt của Thủ tướng, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, một số mục tiêu tổng quát là: phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Bảng 15: Các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015, với tầm nhìn đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

1. Kim ngạch XK Triệu USD 18.000 25.000

2. Sử dụng lao động 1000 người 2.750 3.000

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w