Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa (Trang 93)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚ

3.3.4. Đối với khách hàng

Ở nước ta hiện nay, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thì những bên cạnh những kiến nghị đưa ra đối với cơ quan quản lý vĩ mô, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì nhất thiết phải đưa ra những kiến nghị đối với khách hàng - những doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khách hàng là một trong những tác nhân quan trọng trong mối quan hệ tín dụng đối với các NHTM.

Cập nhật nhanh chóng và kịp thời nắm bắt những thông tin kinh tế Thế giới cũng như xu hướng thay đổi của thị trường để có những phản ứng kịp thời trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị.

Duy trì và phát triển thị trường truyền thống, có kế hoạch mở rộng xuất khẩu hàng ở thị trường mới.

Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cao, trinh độ ngoại ngữ tốt để có thể tiếp cận những phương tiện tín dụng quốc tế hiện đại.

Đẩy mạnh hoạt động Marketting xuất nhập khẩu và có chiến lược phát triển phù hợp với từng thị trường.

Trên có sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở chương 2 của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa, trong chương 3 luận văn đã dựa trên những định hướng phát triển của chi nhánh, qua đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa, là vấn đề then chốt để phát triển hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng của chi nhánh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa và đặc biệt là nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các NHTM Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc mở rộng hoạt động kinh doanhh sang lĩnh vực ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đó.

Cùng với các ngân hàng khác trong toàn hệ thống, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã tiến hành đổi mới

hoạt động theo hướng kinh doanh đa năng. Cùng với hoạt động trong lĩnh vực phục vụ Nông nghiệp và Nông thôn, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa cũng đang hướng tới đầu tư những lĩnh vực khác nhằm phát triển nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hội nhập sâu rộng. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong vài năm gần đây đã thu được những thành công và góp phần đáng kể vào sự nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Có được những thành công này một phần quan trọng là do ngân hàng đã thực hiện tốt phương châm "lấy chất lượng làm đầu". Ngân hàng đã coi việc nâng cao chất lượng tín dụng là biện pháp tối ưu để tăng trưởng tín dụng và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên, do phải hoạt động trong môi trường mà các điều kiện về tiền tệ chưa ổn định, sự cạnh tranh gay gắt và do những nguyên nhân nội tại như về con người, về điều kiện phương tiện phục vụ hoạt động ... mà việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng còn có những hạn chế nhất định.

Thấy được những hạn chế đó, với sự nỗ lực không ngừng và khả năng phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa nói riêng, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng trong tương lai hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng xuất nhập khẩu nói riêng sẽ phát triển mạnh mẽ và đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của ngành Ngân hàng cũng như sự phát triển chung của đất nước.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, gia đình và đồng nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa sau đại học Học viện Ngân hàng Hà Nội, đặc biệt cô giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải đã giúp đỡ tác giả có được

nhận thức về mặt lý luận, thực tiễn để hoàn thành bản luận văn này, từ đó giúp cho tác giả có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng và vận dụng vào thực tiễn công việc cũng như cuộc sống.

Luận văn là kết quả nghiên cứu công phu, khoa học và nghiêm túc của bản thân. Tuy nhiên với thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả chưa thể đi sâu phân tích được đầy đủ và đánh giá tất cả các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w