j) Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa
Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa
Trong những năm vừa qua, cùng với hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã có nhiều thành công tích cực trong hoạt động kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực, thu hút nguồn ngoại lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa vẫn là Nông nghiệp và Nông thôn, lấy sứ mệnh phục vụ Tam nông là định hướng kinh doanh xuyên suốt quá trình hoạt động đến nay.
Một trong những chính sách quan trọng tác động tới hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa nói riêng là quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 và tiếp theo đó là Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa không ngừng mở rộng hoạt động cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn do điều kiện cho vay dễ dàng hơn, mức cho vay không phải thế chấp tài sản được nâng cao, hồ sơ thủ tục đơn giản hơn, đối tượng cho vay đa dạng hơn.
Hình thức chuyển tải vốn cho nền kinh tế được đa dạng hóa thông qua nhiều kênh khác nhau. Đặc biệt, trên cơ sở nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT-1999 được ký kết giữa Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam ngày 09/10/1999 và Nghị quyết liên tịch số 02/NQLT-2000 ký kết giữa Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày 05/10/2000, hoạt động cho vay hộ gia đình và cá nhân thông qua tổ vay vốn được triển khai rất mạnh, với số tổ vay vốn, số lượng thành viên và mức dư nợ cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm.
Thực hiện chủ trương phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, cùng với tập trung phát triển tín dụng hộ gia đình và cá nhân, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ cấu đầu tư cho các thành phần kinh tế được điều hành sát với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng giai đoạn từ năm 2010-2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ tín dụng 1.386,78 1.795,43 1.948,75 Cho vay ngắn hạn 1026,80 1.364,57 1.515,58
Cho vay trung hạn 202,62 249,87 259,11
Cho vay dài hạn 157,36 178,48 174,06
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa)
Bên cạnh đó công tác huy động vốn luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong những năm qua. Với nhiều giải pháp tích cực về sản phẩm huy động, về cơ chế lãi suất và các giải pháp tạo động lực từ cơ chế khoán, từ thi đua khen thưởng, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi để chủ động nguồn vốn đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH tỉnh nhà. Tốc độc tăng trưởng nguồn vốn huy động thường xuyên cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ; tỷ trọng sử dụng nguồn vốn điều hòa của TW giảm từ trên 40% cuối năm 1996. đến năm 2012 chỉ còn bình quân hơn 10%.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-2012
Đơn vị tính: nghìn USD, tỷ đồng
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ngoại tệ VNĐ Ngoại tệ VNĐ Ngoại tệ VNĐ 1. Tiền gửi của KH
7.165,34 497,36 9.638,83 654,92 13.461,39 9
855.18
Tiền gửi không kỳ hạn 6.937,42 523,18 9.462,24 585,42 13.094,02 813,78 Tiền gửi có kỳ hạn 227.92 44,18 176,59 69,50 367,37 41,40
2. Tiền gửi tiết kiệm 22.489,12 578,34 29.093,48 925,01 37.635,61 1.112,50
Tiền gửi không kỳ hạn 576,23 3,90 885,46 4,07 1.118,03 6,88 Tiền gửi có kỳ hạn 21.912,89 574.44 28.208,02 920,94 36.517,58 1.105,62 3. Tiền gửi TK khác 215,36 0,45 467,33 0,67 637,34 0,78 Tổng (1)+(2)+(3) 29.869,82 1.076,15 39.199,6 4 1.580,06 51.734,3 4 1.968,46
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa)
Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã không ngừng phát triển hoạt động dịch vụ thông qua việc hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, phát triển mạnh các kênh phân phối, đặc biệt là các kênh phân phối tự động, mở rộng mối quan hệ hợp tác, liên kết cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán chéo ... Thông qua đó tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu nhập không ngừng tăng lên qua các năm, đến cuối năm 2012 tỷ trọng thu dịch vụ đã chiếm tới 10% tổng thu nhập ròng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-2012
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng thu nhập 530.761 543.545 546.920
Tổng chi phí 514.392 522.433 527.519
Lợi nhuận 16.369 21.112 19.401
( Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa)
Về thu nhập
Nhìn chung tổng thu nhập của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 thu nhập của chi nhánh là 546.920 triệu đồng, tăng 0,62% so với năm 2011 và tăng 0.80% so với năm 2010. Nguyên nhân là do các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng, năm 2011 Ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán và các hoạt động khác nên thu hút được nhiều khách hàng như thu phí từ dịch vụ thanh toán , phí chuyển tiền, phí phát hành L/C, thu phí mở thư bảo lãnh ... Sang năm 2012, tốc độ tăng thu nhập có tăng nhưng chậm hơn, nguyên nhân là do sự cạnh tranh từ các NHTM khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã có nhiều
hình thức thu hút khách hàng hấp dẫn hơn như gửi tiền có quà tặng, gửi tiền để tham dự bốc thăm trúng thưởng với các phần thưởng có giá trị lớn. Ngoài ra Ngân hàng còn chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách hàng ở mọi tầng lớp.
Về chi phí
Chi phí hoạt động ngân hàng gắn liền với huy động vốn, điều chuyển vốn để cho vay và các chi phí khác như dịch vụ thanh toán và điều hành... Cùng với sự tăng nhanh về thu nhập thì chi phí cũng tăng theo.
Năm 2012 tổng chi phí là 527.519 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 5.086 triệu, tương ứng là tăng 0,97 %; tăng so với năm 2010 là 13.127 triệu, tương ứng là tăng 2,55 %.
Chi phí hàng năm đều tăng lên nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng nên ngân hàng tập trung huy động vốn qua nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng ... Đồng thời do sự cạnh tranh giữa các NHTM khác nên Ngân hàng tăng lãi suất huy động, năm 2011 lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có lúc lên đến 14%/năm. Bên cạnh việc chi trả lãi vốn huy động thì Ngân hàng còn chi trả cho các khoản khác như dịch vụ thanh toán, quỹ điều hành, thuế, phí ... đều tăng. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng thị phần, đưa các sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng. Ngân hàng đã đầu tư những khoản chi phí như quảng cáo, khuyến mãi, đầu tư thêm thiết bị ... Không ngừng mở rộng thêm mạng lưới, các phòng giao dịch, điểm giao dịch làm cho chi phí của Ngân hàng trong năm tăng cao.
Về lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Qua bảng 2.6 ta thấy, lợi nhuận của ngân hàng tăng giảm không
đồng đều qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng là 21.112 triệu đồng, tăng 4.743 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 28,92%. Nhưng đến năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng lại giảm, lợi nhuận trong năm 2012 là 19.401 triệu đồng, giảm 1.711 triệu đồng tương ứng giảm 8,10% so với năm 2011. Năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm là do sự cạnh tranh gây gắt từ các NHTM trên cùng địa bàn nhằm thu hút khách hàng như tăng lãi suất huy động ... Đồng thời do chi phí của năm 2012 cao lên. Ngoài ra tình hình KT - XH, chính sách kinh tế của ngân hàng Nhà nước cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã tạo được những bước đột phá, tăng trưởng mạnh mẽ về mọi phương diện, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng lên: tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân 26,6%/năm, tốc độ tăng dư nợ bình quân 23,5%/năm, tỷ lệ dư nợ xấu liên tục giảm thấp từ 5,03% vào thời điểm cuối năm 1996 xuống còn 1,83% vào thời điểm cuối năm 1999 và giảm xuống còn 1,1% đến cuối năm 2012. Hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh.
Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa mở rộng xuống từng địa bàn huyện, xã. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng không ngừng nâng cao.
Đời sống và thu nhập của người lao động trong đơn vị ngày càng được cải thiện, chi nhánh thường xuyên đạt hệ số tiền lương ở mức cao nhất được Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cho phép ... Bắt đầu từ năm 1996 chi nhánh thường xuyên được Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam xếp là đơn vị dẫn đầu ở khu vực Bắc Miền Trung.