CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Thanh Hóa (Agribank chi nhánh Thanh Hóa) được thành lập theo QĐ số 31/NH-QĐ ngày 18 tháng 5 năm 1988 của Tổng Giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh Hóa, tất cả các chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp và quỹ tiết kiệm.
Khi mới thành lập mạng lưới có 21 đơn vị, bao gồm Hội sở chính và 20 chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện được bàn giao nguyên trạng đội ngũ cán bộ với biên chế 1.697 người (trừ thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn không có Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn), chiếm trên 2/3 biên chế của toàn ngành ngân hàng Thanh Hóa khi chia tách. Trình độ cán bộ chủ yếu là trung, sơ cấp được đào tạo từ thời bao cấp còn hết sức ngỡ ngàng xa lạ trước cơ chế kinh tế thị trường.
Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1990 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có tên gọi là Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Hoạt động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trong giai đoạn này vẫn còn mang nặng tính bao cấp - lỗ lãi đều do TW chịu. chế độ khoán tài chính và các văn bản quy định cơ chế nghiệp vụ phù hợp với đặc thù Ngân hàng Nông nghiệp đều chưa có, nên trên thực tế , hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp vẫn chưa thực sự mang tính chất kinh doanh. Thu nhập của cán bộ ngân hàng rất thấp.
Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996: ngày 14/11/1990 Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Từ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã phải đứng trước những khó khăn thách thức mới. Trong giai đoạn này Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa quyết tâm đổi mới triệt để với hàng loạt các giải pháp nhằm vượt qua khó khăn, xây dựng nền tảng vững chắc cho các bước phát triển tiếp theo. Với cơ chế chính sách được đổi mới, với sự phấn đấu nỗ lực vượt bậc, sự đoàn kết thống nhất, tập trung trí tuệ cao của đội ngũ cán bộ CNV, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã thực sự vươn lên từ đơn vị gặp nhiều khó khăn đi dần vào thế ổn định và phát triển vững chắc.
Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay: ngày 15/11/1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 280/ QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam là Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Bước sang giai đoạn lịch sử mới, hoạt động của Ngăn hàng Nông Nghiệp va Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có sự thay đổi cả về chất và lượng, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được những yếu tố đột phá trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
2.1.2. Cấu tổ chức của ngân hàng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn chi nhánh Thanh Hóa Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát TriểnNông Thôn chi nhánh Thanh Hóa Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Các phòng ban Phòng Kinh doanh Ngoại hối Phòng Điện toán Phòng Tín dụng Phòng Kế hoạch Phòng Marke tting Phòng Hành chính Phòng Tổ chức CB Phòng Kế toán Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a) Giám đốc
Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện, giám sát, kiểm tra các Phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ, quy trình và thể lệ chế độ lưu hành: báo cáo kết quả công việc của ngân hàng theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Tổng giám đốc; phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban giám đốc; tổ chức sắp xếp và quản lý lao động làm việc tại chi nhánh theo Luật lao động.
Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được ủy quyền ký thay Giám đốc các văn bản giao dịch, giấy tờ liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật.
Điều hành mỗi phòng là Trưởng phòng và một số Phó phòng giúp việc cho Trưởng phòng.