Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa (Trang 77)

Thứ nhất: Về năng lực cho vay của Ngân hàng

Địa bàn tỉnh Thanh Hóa là một địa bàn rộng lớn, do đó nhu cầu vay vốn trên địa bàn là rất cao. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô hoạt động chưa rộng lớn nên cũng hạn chế về quy mô cho vay của Ngân hàng. Số lượng khách hàng đông nên việc quản lý khách hàng vay vốn đang còn lỏng lẻo, chưa được theo dõi sát sao.

Thứ hai: Trình độ của cán bộ tín dụng Ngân hàng

Nhận thức của cán bộ tín dụng về bản chất tín dụng không đầy đủ dẫn đến suy nghĩ đơn giản, sơ sài trong chấp hành quy định. Cán bộ tín dụng thiếu trình độ hiểu biết về pháp luật, thể lệ tập quán thương mại và thanh toán quốc tế, trình độ ngoại ngữ không đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ. Ngân hàng chưa có đội ngũ chuyên gia giỏi về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nên lung túng trong việc thẩm định các dự án lớn, nhất là các dự án có vốn đầu tư và nhập khẩu thiết bị nước ngoài. Thực trạng đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa hiện nay đang là vấn đề đáng được lưu tâm, số cán bộ có thâm niên thì chưa được đào tạo lại để có đủ kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường, số cán bộ mới vào thì còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong thị trường có

nhiều mối quan hệ phức tạp. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề cần được lưu tâm. Trong năm 2012 đã có nhiều vụ án liên quan đến cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp; cho vay hộ, vay ké; khi thẩm định dự án thì sơ sài ... dẫn đến gây thất thoát hàng tỷ đồng cho Ngân hàng.

Thứ ba: Chấp hành quy trình tín dụng và quy trình nghiệp vụ

Những trường hợp rủi ro trong tín dụng có nguyên nhân quan trọng là việc chấp hành không nghiêm chỉnh quy trình tín dụng và quy trình nghiệp vụ của cán bộ Ngân hàng. Thể hiện trong việc thẩm định và lập hồ sơ vay vốn. Có trường hợp cán bộ lập hồ sơ giải ngân khai tăng tài sản thế chấp để rút vốn Ngân hàng và vay ké. Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do:

Việc xác định giá trị tài sản thế chấp do cán bộ Ngân hàng thực hiện mang tính chủ quan.

Việc lập hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp không được tách độc lập với chức năng tín dụng

Quản lý nợ vay còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng; gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn không đúng quy trình nghiệp vụ, đảo nợ nội tệ với ngoại tệ (vay đồng tiền này để trả nợ đồng tiền khác), dẫn đến tình trạng nợ xấu chạy vòng quanh, nguy cơ mất vốn Ngân hàng ngày càng lớn.

Thứ tư: Việc xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro

Ngân hàng chưa chú trọng đến việc xây dựng chính sách phòng ngừa rủi ro, công tác thẩm định tín dụng còn mang tính hình thức, trình độ của cán bộ tín dụng trong công tác này còn nhiều hạn chế chưa theo kịp được yêu cầu đặt ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, luận văn đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa. Phân tích thực trạng hoạt động

tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh, đánh giá hiệu quả tài trợ xuất nhập khẩu thông qua các chỉ tiêu trong chương 2. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa. Trên cơ sở thực trạng đó làm cơ sở để luận văn đưa ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa trong chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w