b. Cho vay nhập khẩu
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên a Nguyên nhân khách quan
a. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Về tình hình kinh tế thế giới
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động xấu và phức tạp, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đã gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế nước ta. Từ đó ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kinh tế trì trệ làm cho sự biến động về giá cả trên thị trường dao động mạnh, nhất là giá nông sản nước ta trong những năm vừa qua có xu hướng sụt giảm. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản không thể bù đắp nổi các chi phí nên đã dẫn tới tình trạng các DN không trả được nợ cho ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn.
Thứ hai: Về thiên tai lũ lụt
Thiên tai lũ lụt hạn hán cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro bất khả kháng cho doanh nghiệp, nó mang đến thiệt hại về kinh tế và e ngại về tâm
lý cho các tổ chức kinh doanh và cá nhân. Những thiệt hại này khiến cho các daonh nghiệp vốn đã làm ăn không hiệu quả để trả nợ gốc lẫn lãi cho khoản vay khi đến hạn lại càng gặp khó khăn nghiêm trọng hơn. Do vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Thứ ba: Về phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Vốn tự có của doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ: phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tồn tại và hoạt động dựa vào nguồn vốn vay Ngân hàng là chính. Vì vậy, khi được Ngân hàng cho vay thì lợi nhuận sinh lời không đủ trả lãi cho Ngân hàng. Ngoài ra còn vì nhiều doanh nghiệp có vốn tự có thấp nhưng Ngân hàng bắt buộc phải cho vay để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ. Và khi các doanh nghiệp này làm ăn không có hiệu quả thì Ngân hàng phải tự gánh chịu rủi ro.
Phương án kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không hợp lý: Sự bất hợp lý thể hiện qua việc nghiên cứu thị trường, dự đoán mức tiêu thụ không chính xác, đánh giá công suất, máy móc không khớp với nguồn nguyên liệu đầu vào dẫn đến năng suất làm việc không cao. Do đó các doanh nghiệp không có nguồn để trả nợ Ngân hàng đúng hạn.
Do mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, kiến thức của doanh nghiệp về hoạt động tín dụng, về hợp đồng thương mại còn hạn chế gây bất lợi cho Ngân hàng. Ngoài ra một số doanh nghiệp còn không thực hiện đúng cam kết khi vay vốn nhưng không mua bảo hiểm tài sản, sử dụng vốn vay sai mục đích.
Ngoài ra bên cạnh những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu đời, có tín nhiệm tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa, vẫn còn có một bộ phận nhỏ khách hàng cung cấp số liệu không trung thực, không đầy đủ và kịp thời cho ngân hàng, không phản ánh đúng
thực tế đang diễn ra tại doanh nghiệp. Điều này gây thiệt hại cho cả hai phía ngân hàng và khách hàng.
Thứ tư: Sự cạnh tranh của các NHTM trên cùng địa bàn
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các NHTM cổ phần, NHTM quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đóng trên địa bàn cũng tham gia vào hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa.