b. Cho vay nhập khẩu
2.3.2.1. Những tồn tạ
a. Tồn tại lớn nhất, khó khăn và lâu dài nhất cho hoạt động tín dụng của chi nhánh nói chung, cũng như hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng đó là nợ tồn đọng (bao gồm nợ khoanh, nợ chờ xử lý) rất lớn mà chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Phần lớn các khoản nợ khoanh đều bị giảm, xóa, không có nguồn hỗ trợ bù đắp, ngoài việc bán tài sản thế chấp. Quá trình hoàn thiện thủ tục đưa tài sản thế chấp ra bán đấu giá tại trung tâm đấu giá thuộc sở tư pháp vẫn còn nhiều vướng mắc như hồ sơ thế chấp không đầy đủ hoặc giả mạo; con nợ chây ỳ trả nợ cản trở Ngân hàng bán tài sản, thời hạn khởi kiện đã hết, các tranh chấp dân sự phát sinh cản trở việc phát mại tài sản để thu nợ; thủ tục bán đấu giá còn gây phiền hà cho khách hàng như mức lệ phí đấu giá, tiền đặt cọc còn cao. Bên cạnh đó, phần lớn DNNN chưa được cấp giấy chứng từ nhận chủ quyền tài sản thuộc quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác, việc đảm bảo bằng tài sản của các DNNN chỉ mang tính hình thức, nên khi doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả được thì việc xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng sẽ rất khó khăn, không thể giải quyết nhanh chóng và thời gian kéo dài, dẫn đến ứ đọng vốn trong kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh
Thanh Hóa
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ quá hạn 85 96 1.379
Nợ khoanh 128 135 476
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa)
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa có xu hướng tăng mạnh, năm 2012 tăng 1.283 triệu đồng so với năm 2011 và tăng 1.294 triệu đồng so với năm 2010. Hầu hết các khoản nợ quá hạn đều là nợ ngắn hạn và tập trung vào một số doanh nghiệp nhà nước. Điều này làm cho tình hình tài chính của Chi nhánh không được lành mạnh.
Qua đó cho thấy rủi ro trong hoạt động của Chi nhánh là có thể xảy ra, do đó đòi hỏi Chi nhánh cần phải có biện pháp phù hợp kịp thời nhằm phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời phải giải quyết triệt để số lượng nợ tồn đọng, tránh dẫn đến nợ khó đòi, gây tổn thất cho Chi nhánh.
b. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh mới chỉ tồn tại ở hình thức cổ điển là cho vay theo món, cho vay luân chuyển, mở L/C và cho vay theo hạn mức tín dụng. Các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu hiện đại khác còn quá mới mẻ hoặc chưa có ở chi nhánh.
c. Cơ cấu khách hàng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa: theo số liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012, quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cao đạt được chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực kinh tế trong nước tăng rất nhỏ, thậm chí giảm (đối với nhập khẩu). Trong khi đó Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, các dự án do Quốc tế tài trợ. Vì vậy, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng còn hạn chế.
nay tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ở chi nhánh chủ yếu là phục vụ xuất khẩu, tín dụng tài trợ nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ.Hơn nữa, cơ cấu cho vay tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa đã cho thấy những bất cập, trong khi doanh số cho vay ngắn hạn bằng nội tệ và ngoại tệ chiếm đa số và tăng mạnh, thì doanh số cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng chiếm số lượng rất nhỏ và tốc độ tăng trưởng cũng chậm.
Ảnh hưởng từ cơ chế chính sách của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã ban hành từ năm 2011, thời gian từ giữa tháng 6/2011 đến tháng 3/2012, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành một loạt chính sách nhằm thắt chặt dư nợ ngoại tệ: như tạm dừng cho vay ưu đãi xuất khẩu, tăng tỷ lệ ký quỹ mở L/C ... Các cơ chế này khiến một số khách hàng xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng khác.