Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa (Trang 89)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỐI VỚ

3.3.1. Đối với Chính phủ

Hoạt động xuất nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy để thúc đẩy hoạt động này một cách có hiệu quả nhất, đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng cho xuất nhập khẩu không chỉ là mối quan tâm của các Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của Chính phủ. Để đạt được mục tiêu trên theo tôi trong giai đoạn trước mắt Chính phủ cần phải:

a) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng tinh giãn chính xác và thuận lợi nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nhà nước cần tiến hành nghiên cứu, sửa đổi các chính sách cũ, ban hành các chính sách mới chặt chẽ hơn, nhưng phải thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh hiệu quả.

Tự do hóa về kinh doanh và từng bước xóa bỏ các hạn chế về hàng rào thuế quan theo cam kết quốc tế.

Quỹ bình ổn giá

Hoạt động của Quỹ bình ổn giá thời gian qua đã phát huy được vai trò nhất định trong việc điều tiết thị trường hàng hóa ( cả xuất khẩu và nhập khẩu). Song do tiềm lực tài chính và phương thức sử dụng còn hạn chế đã làm cho vai trò của Quỹ đôi lúc còn bị động và chưa kịp thời. Trong thời gian tới, Nhà nước cần hỗ trợ thêm về mặt tài chính cho Quỹ ngoài phần phụ thu như hiện nay. Mặt khác Quỹ nên tập trung vào những doanh nghiệp lớn mà sự tham gia hoặc rút lui của các doanh nghiệp này thực sự có ảnh hưởng đến cung cầu, giá cả trên thị trường.

Các phương thức điều tiết cũng nên đa dạng hơn như:

Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng, hỗ trợ một phần không hoàn lại số lỗ phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện giá mua cao hơn giá bán.

Hỗ trợ một phần lỗ phát sinh do các doanh nghiệp có nộp phụ thu nay gặp phải đột biến giá cả thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp trực tiếp vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chi thay cho NSNN theo lệnh của Chính phủ.

c) Quản lý nghiêm việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Đây là việc làm hết sức quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp và ngân hàng mà còn với cả các cơ quan quản lý của Nhà nước.

Việc thực hiện báo cáo tài chính công khai và kiểm toán thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng: các Ngân hàng sẽ giảm bớt được gánh nặng trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời có những thông tin chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp. Qua đó hạn chế được rủi ro và nâng cao được chất lượng tín dụng của mình.

có thể phát hiện ra được những yếu kém trongg hoạt động của các doanh nghiệp và có biện pháp khắc phục.

d) Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chương trình thanh toán nợ nước ngoài Những năm qua Chính phủ đã rất nỗ lực để đàm phán và thanh toán nợ với nước ngoài. Tuy nhiên, để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao được uy tín cho các doanh nghiệp và ngân hàng trên trường Quốc tế, Nhà nước cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa trong việc thanh toán nợ nước ngoài. Do điều kiện của Việt Nam còn nhiều khó khăn, Nhà nước có thể đàm phán để được gia hạn nợ, trả dần, đặc biệt là đám phán để được thanh toán nợ bằng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Thanh Hóa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w