Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất chưa đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho địa phương

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 80 - 81)

nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho địa phương

Theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh cho biết hoạt động tạm nhập - tái xuất đã tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 20.000 lao động xã hội (bao gồm việc duy trì bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp vận tải container, vận tải tàu thuyền, giao nhận kho vận cũng như các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, bốc dỡ tại cảng,…).

Về lợi ích kinh tế, trung bình một container trung chuyển qua Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc các doanh nghiệp thu phí dịch vụ từ 20 triệu đến 50 triệu đồng (hàng đông lạnh thu phí cao hơn). Tuy nhiên trừ các chi phí như vận tải, nhân công, bốc dỡ, kho bãi, điện, nước, cược vỏ container, lãi vay ngân hàng, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí quản lý, giao dịch,…thì lợi nhuận doanh nghiệp thu được còn không đáng kể.

Đối với địa phương thì có thêm nguồn thu bến bãi, song cũng không lớn. Tại địa bàn có hoạt động kinh doanh tạm nhập - tái xuất lớn nhất cả nước là Quảng Ninh thì ước tính năm 2010 thu được khoảng 30 tỷ đồng.

Tuy nhiên như đã nói ở trên hoạt động này đang gây nhiều bất ổn, khó khăn trong công tác quản lý và tính bài toán kinh tế tổng thể chưa chắc đã có lợi. Chưa nói đến tác hại kinh tế khó đong đếm được khi các mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam như ma túy chẳng hạn thì với các lô hàng phải tiêu

hủy như phế liệu, ngà voi,… chi phí tiêu hủy là rất lớn. Thiệt hại lớn hơn đó là chi phí để xử lý môi trường (chi phí này khó mà đong đếm được).

Mặt khác, các phương tiện chở hàng hóa tạm nhập - tái xuất chủ yếu là bằng container có tải trọng cao, trong đó hạ tầng giao thông, cảng biển của ta vừa thiếu vừa yếu dẫn đến hư hỏng tắc đường, ách tắc hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu, thiệt hại về kinh tế rất lớn, mà nguồn thu (vài chục tỷ phí bến bãi) khó có thể bù đắp được. Đó là chưa nói đến chi phí cho bộ máy các cơ quan chức năng phục vụ cho hoạt động này. Tại Quảng Ninh, có những thời điểm trung bình có tới khoảng 500-600 container hàng hóa tái xuất trong một ngày, công tác quản lý giám sát, làm thủ tục hải quan luôn trong tình trạng quá tải. 80% hoạt động của hải quan các cửa khẩu này là để “phục vụ” hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất.

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 80 - 81)