Những bất cập từ chính sách

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 76)

Thời gian qua, hàng hóa tạm nhập - tái xuất diễn biến hết sức phức tạp là nguyên nhân gây ra những lo ngại về nguy cơ ùn tắc hàng hóa, cản trở thương mại quốc tế, thẩm lậu hàng hóa cấm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và nguy hại đến sức khỏe cộng đồng. Trong khi đó, vấn đề xử lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất vô tình đã tạo điều kiện cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng kẽ hở vi phạm, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, chống buôn lậu của cơ quan quản lý.

Theo kết quả tổng kiểm tra hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển năm 2011, cơ quan hải quan đã phát hiện, tạm giữ hàng trăm container hàng hóa tạm nhập - tái xuất là hàng cấm, hàng không khai báo trong hồ sơ, hàng thực phẩm đông lạnh như chân gà, cánh gà, nội tạng động vật,…không rõ nguồn gốc xuất xứ đều đang bốc mùi, phân hủy và không đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vụ việc xảy ra mới nhất là vào đầu tháng 02 vừa qua, lực lượng hải quan Lạng Sơn đã bắt giữ một vụ vận chuyển 32 tấn thực phẩm đông lạnh gồm chân gà và dạ dày lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ có nhiều nghi vấn tạm nhập vào Việt Nam nhưng không xuất sang Trung Quốc mà thẩm lậu để tiêu thụ trong nội địa.

Tại cảng Hải Phòng hiện có hơn 1.000 container ứ đọng, khiến cảng phải bố trí cả những bãi chứa không chuyên dụng để xếp hàng, nhiều container hàng đông lạnh đã phải xếp tràn ra gần đường giao thông. Nguyên nhân là bởi hiện nay số container lưu bãi nằm trong cảng quá lâu do chủ hàng chậm rút hàng ra khỏi cảng, trong khi đó lượng container về ngày một nhiều làm cho cảng lâm vào tình trạng quá tải về bãi và thiếu điện năng phục vụ cho bảo quản hàng hóa đông lạnh.

Còn tại Quảng Ninh, cụ thể là khu vực cửa khẩu Móng Cái vẫn tồn tới 1.159 container hàng hóa tạm nhập - tái xuất, trong đó có khoảng 700 container hàng hóa đông lạnh đang nằm chờ và chưa được xuất đi. Chính vì thế, chủ hàng phải để hàng tại các cảng thêm thời gian dài nữa.

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh tình hình cũng không khả quan hơn khi còn tồn 2.068 container hàng hóa và 50 xe ô tô các loại trong đó có một lượng lớn là hàng xuất khẩu không đạt chất lượng bị trả về mà doanh nghiệp chưa đến nhận.

Cơ chế quản lý loại hình tạm nhập - tái xuất hàng hóa gặp nhiều bất cập do loại hình dịch vụ này tạo ra hàng loạt kẽ hở cho các vụ buôn lậu hàng cấm, động vật hoang dã, thực phẩm bẩn, phế liệu ô nhiễm gây tác động rất xấu đến môi trường và thị trường nội địa. Theo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị thuộc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, trong quá trình quản lý đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất xảy ra tình trạng các doanh nghiệp khai báo hàng hóa tạm nhập - tái xuất không đúng. Vì vậy với hàng hóa tạm nhập - tái xuất cần thực hiện theo Công ước quốc tế. Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng những gì khai báo, thực hiện tái xuất ra khỏi lãnh thổ không được lợi dụng vào hàng tạm nhập - tái xuất để buôn lậu và đặc biệt là thẩm lậu vào nội địa.

Qua xác minh việc thanh toán tiền của một số lô hàng tạm nhập - tái xuất, Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan nhận thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam không trực tiếp thanh toán tiền mua hàng cho đối tác nước ngoài mà ủy quyền cho người mua hàng trực tiếp thanh toán, doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhận phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Quy định hàng hóa vi phạm về bảo vệ môi trường là phế liệu, rác thải bị xử lý buộc tái xuất hoặc tiêu hủy nhưng thực tế chi phí để tiêu hủy rác thải là rất lớn, trong khi đó một số mặt hàng tại Việt Nam hiện nay chưa có công nghệ tiêu hủy đảm bảo theo tiêu chuẩn. Trường hợp buộc tái xuất theo Công ước Basel (tái xuất về nơi xuất khẩu hoặc tái xuất sang nước thứ ba) không thực hiện được trên thực tế vì có thể doanh nghiệp xuất khẩu tuyên bố phá sản hoặc do không xác định được nước xuất khẩu mà chỉ xác định là cảng trung chuyển hoặc không tìm được nước thứ ba để tái xuất. Do đó, các vụ việc vi phạm trên phần lớn được xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Từ đó, doanh nghiệp lợi dụng kẽ

hở của pháp luật để tiếp tục nhập khẩu mặt hàng cấm, ảnh hưởng đến môi trường, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng không đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)