Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 60)

a) Nguyên tắc quản lý

- Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép của Bộ Công thương hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành (hàng hóa thuộc Phụ lục số 01, 02, 03 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ) khi tạm nhập - tái xuất phải có Giấy phép của Bộ Công thương. Đối với hàng hóa khác hàng hóa nêu trên thì thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập - tái xuất tại hải quan cửa khẩu không cần có giấy phép của Bộ Công thương;

- Hàng hóa tạm nhập - tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 120 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi

làm thủ tục đề nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập - tái xuất.

Sau khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn thời hạn lưu tại Việt Nam cho lô hàng tạm nhập - tái xuất của thương nhân, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa xem xét, chấp nhận thời hạn gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao.

Trường hợp hàng hóa tạm nhập - tái xuất có giấy phép của Bộ Công thương, thời hạn ghi trong giấy phép là thời hạn để thương nhân làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập vào Việt Nam.

Ví dụ: Giấy phép được cấp ngày 01/08/2010 và có giá trị thực hiện đến hết ngày 31/12/2010. Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu tại Việt Nam cho lô hàng và có đơn đề nghị thì cơ quan hải quan có thể làm thủ tục gia hạn thời hạn lưu tại Việt Nam cho lô hàng đến hết tháng 3/2011 mà không cần thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công thương.

- Hàng hóa tạm nhập - tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam, chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. Hàng hóa khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.

b) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất được quy định tại Điều 37 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.

Tuy nhiên do đặc thù của loại hình này, Bộ Tài chính quy định cụ thể một số nội dung như sau:

- Hàng hóa khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất; khi làm thủ tục tái xuất ngoài những chứng từ như đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập.

- Một lô hàng tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất.

- Hàng hóa tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được xuất khẩu qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất. Trường hợp chưa xuất hết, nếu có lý do chính đáng và còn trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định 12/2006/NĐ-CP thì lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp.

- Đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất là hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.

- Đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất là hàng hóa không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu thì thương nhân phải chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong trong thời hạn lưu tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng

+ Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập nhưng hàng hóa được tái xuất tại cửa khẩu khác thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất theo Mẫu 03/BBBG-TNTX/2010 ban hành kèm theo Phụ lục III Thông tư số 194/2010/TT-BTC; việc giám sát hàng hóa được thực hiện bằng niêm phong hải quan;

+ Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất phải fax tờ khai tái xuất (bản lưu hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định.

c) Thanh khoản tờ khai tạm nhập

Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hóa chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập theo quy định.

Trường hợp hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng giải quyết thủ tục nhập khẩu và thanh khoản tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới, doanh nghiệp chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định. Hàng hóa tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý mặt hàng như hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh.

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)