Các loại hình hàng hóa tạm nhập tái xuất khác

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 63)

a) Hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập (có hoặc không có hợp đồng) để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài.

* Nguyên tắc quản lý

Các hãng vận tải đường biển, đường hàng không nước ngoài có tàu biển, tàu bay đến sửa chữa ở Việt Nam được phép gửi linh kiện, phụ tùng tới để phục vụ việc sửa chữa.

Linh kiện, phụ tùng tạm nhập - tái xuất để phục vụ việc thay thế, sửa chữa của tàu biển, tàu bay nước ngoài do chính tàu bay, tàu biển đó mang theo khi nhập cảnh hoặc gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu hoặc của nhà máy sửa chữa.

Người khai hải quan là người điều khiển tàu bay, tàu biển hoặc đại lý hãng tàu hoặc nhà máy sửa chữa. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng linh kiện, phụ tùng tạm nhập đúng mục đích đã khai báo và thanh khoản.

* Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập (có hoặc không có hợp đồng) để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài: được quy định tại khoản 1, 2 Điều 49 Thông tư số 194/2010/TT-BTC

- Hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài, thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại; có thời hạn tạm nhập tối đa không quá chín mươi (90) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập. Nếu quá thời gian trên mà chưa tái xuất thì phải nộp thuế.

Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biển mang theo khi nhập cảnh thì người điều khiển phương tiện là người khai hải quan. Đối với linh kiện, phụ tùng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu thì đại lý hãng tàu là người khai hải quan.

Linh kiện, phụ tùng tạm nhập nếu không sử dụng hết phải tái xuất ra khỏi Việt Nam. Nếu tiêu thụ tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định về chính sách mặt hàng, chính sách thuế như hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Đại lý hãng tàu hoặc người mua phải chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.

Linh kiện, phụ tùng cũ được tháo ra khi sửa chữa, thay thế phải tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy đúng theo quy định pháp luật.

- Hàng hóa là linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng thì thủ tục hải quan thực hiện như đối với loại hình gia công.

b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

* Nguyên tắc quản lý

- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam:

+ Được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc kiểm tra tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm.

+ Được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại và phải đăng ký với cơ quan hải quan, phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Riêng hàng hóa tạm nhập thuộc diện cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

+ Phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ triển lãm thương mại.

- Hàng hóa tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài:

+ Được làm thủ tục hải quan tại trụ sở hải quan cửa khẩu hoặc tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.

+ Hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

+ Khi bán, tặng tại hội chợ, triển lãm phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Riêng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện muốn bán, tặng, trao đổi tại thị trường nước ngoài thì phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã được tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chỉ được bán tặng sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Hàng hóa thuộc diện xuất khẩu có điều kiện chỉ được bán tặng khi được các Bộ quản lý chuyên ngành cho phép.

+ Phải tái nhập trong thời hạn là một năm kể từ ngày hàng hóa được tạm nhập khẩu nếu quá thời hạn trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Hàng hóa tạm nhập thuộc diện cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm xuất thuộc diện cấm xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cùng một cửa khẩu.

* Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm như sau:

- Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phải nộp thêm 01 bản sao văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm.

- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu.

- Thời hạn tái xuất, tái nhập

+ Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

+ Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam [30, tr. 362].

- Việc bán, tặng hàng hóa tại hội chợ, triển lãm được thực hiện theo quy định tại Luật Thương mại

Điều 136 Luật Thương mại quy định việc bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam như sau:

1. Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại; đối với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản.

3. Việc bán, tặng hàng hóa tại hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại khoản 2 Điều 134 của Luật này phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành nhập khẩu đối với hàng hóa đó.

4. Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật [17].

Điều 137 Luật Thương mại quy định việc bán, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài như sau:

1. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Việc bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

3. Hàng hóa thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

4. Hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài được bán, tặng, cung ứng ở nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật [17].

c) Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng

* Nguyên tắc quản lý: các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng bao gồm container rỗng có hoặc không có móc treo; bồn mềm lót trong container để chức hàng lỏng; kệ, giá, thùng, lọ….Do các phương tiện chứa hàng hóa nêu trên không phải là hàng hóa xuất nhập khẩu nên công tác quản lý của cơ quan hải quan chủ yếu là giám sát. Tuy nhiên, để ngăn ngừa

lợi dụng buôn lậu, trốn thuế, hải quan có thể kiểm tra đột xuất, ngẫu nhiên hoặc khi có thông tin vi phạm.

* Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.

- Container rỗng có hoặc không có móc treo; bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng

+ Đối với phương tiện chứa hàng hóa của hãng vận tải:

++ Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hóa chuyên chở, trong đó liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu.

++ Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải; người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hóa chuyên chở.

+ Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, người khai hải quan (người có hàng hóa đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từ nước ngoài) phải có văn bản giải trình để được làm thủ tục theo phương thức quay vòng.

+ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất theo dõi, đối chiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm nhập, tạm xuất; kiểm tra thực tế khi có nghi vấn.

- Phương tiện chứa hàng hóa khác (kệ, giá, thùng, lọ,...) khi tạm xuất, tạm nhập người khai hải quan phải khai trên tờ khai phi mậu dịch. Riêng thời hạn nộp thuế được thực hiện theo thời gian tạm nhập, tạm xuất do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan. Nếu quá thời hạn đăng ký mà chưa tái xuất, tái nhập thì doanh nghiệp phải nộp thuế [30, tr. 363].

d) Nguyên tắc quản lý hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công

- Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Công thương hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành khi tạm nhập tái xuất phải có giấy phép của Bộ Công thương. Đối với hàng hóa khác hàng hóa nêu trên thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất tại hải quan cửa khẩu không cần có giấy phép của Bộ Công thương.

- Thời hạn tạm nhập - tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với hải quan cửa khẩu.

e) Nguyên tắc quản lý hàng hóa là các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải tạm xuất tái nhập để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất thi công, cho thuê với nước ngoài.

- Thời hạn tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với hải quan cửa khẩu.

- Thời hạn tạm xuất loại này được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với bên nước ngoài (hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép của Bộ Công thương khi tạm nhập tái xuất thì trước khi thực hiện thỏa thuận với bên nước ngoài phải được Bộ Công thương chấp thuận). Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất nêu trên được giải quyết tại hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng, máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận tải nhượng bán hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các quy định hiện hành về đầu tư ra nước ngoài của thương nhân Việt Nam.

g) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phục vụ sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công:

* Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là máy móc, thiết bị tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản đi thuê, cho thuê thực hiện như đối với quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại

Đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thuộc đối tượng được miễn thuế, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày tạm nhập/tạm xuất) người khai hải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị tạm nhập/tái xuất để cơ quan hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ.

Thời hạn tạm nhập/tạm xuất là thời hạn theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan cửa khẩu. Nếu có nhu cầu gia hạn thời hạn tạm nhập/tạm xuất thì trước khi hết thời hạn tạm nhập/tạm xuất thương nhân có văn bản đề nghị và văn bản thỏa thuận của thương nhân Việt Nam với bên nước ngoài về việc gia hạn thời hạn tạm nhập/tạm xuất gửi Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất. Nếu xét thấy nội dung, lý do gia hạn thời hạn tạm nhập/tạm xuất phù hợp, không có dấu hiện lợi dụng trốn thuế thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất thực hiện gia hạn thời hạn tạm nhập/tạm xuất theo đề nghị của thương nhân Việt Nam.

Hết thời hạn tạm nhập/tạm xuất người khai hải quan phải thực hiện ngay việc tái xuất/tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê cho đối tác thuê, mượn thì sau khi làm xong thủ tục biếu tặng theo quy định, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất thực hiện thanh khoản trên tờ khai tạm nhập/tạm xuất [30, tr. 364].

- Trường hợp có hợp đồng sửa chữa hoặc trong hợp đồng nhập khẩu có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

- Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.

- Trường hợp tạm xuất tái nhập không cùng một cửa khẩu thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu [30, tr. 365].

Một phần của tài liệu Công ước ATA và khả năng thực thi của ngành Hải quan trong thời gian tới (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)