THỰC TRẠNG CÁC TRƢỜNG HỢP KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 41 - 42)

VÀ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng xa lạ trong đời sống xã hội. Ngay từ khi quan niệm về kết hôn xuất hiện thì cũng bắt đầu xuất hiện những quan niệm về kết hôn trái pháp luật. Bởi dù ở chế độ nào, quan hệ hôn nhân cũng luôn được đặt trong những điều kiện nhất định, được gia đình và xã hội thừa nhận, do đó khi vi phạm vào các điều kiện ấy thì hôn nhân sẽ là hôn nhân không hợp pháp. Trong Lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, chế định kết hôn cũng đã từng bước được xây dựng ngày càng hoàn thiện với rất nhiều những điều kiện khác nhau, do đó cũng đã xuất hiện rất nhiều các dạng vi phạm của kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, trong các giai đoạn trước, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội cũng như các yếu tố chính trị, văn hóa mà kết hôn trái pháp luật chủ yếu ở một số dạng vi phạm như: vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự tự nguyện... Đến những năm gần đây, xã hội Việt Nam đã có nhiều những đổi thay, kinh tế - xã hội, chính trị văn hóa cũng đều đã có những nét đổi mới, do đó ảnh hưởng không ít tới các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Ngày nay, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp tới các dạng vi phạm về kết hôn, những nguyên nhân như vi phạm sự tự nguyện của các bên, vi phạm về độ tuổi không còn là những vi phạm phổ biến, thay vào đó là các trường hợp kết hôn trái pháp luật do chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, kết hôn đồng giới, kết hôn với người đang có vợ, có chồng. Điều đó đòi hỏi pháp luật cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp để theo kịp với tình hình chung của xã hội. Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000 được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 06 năm 2000 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thay đổi đó. Một trong những điểm nổi bật của chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng định rõ một trong những căn cứ để xác định kết hôn hợp pháp là việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một quy định hết sức hợp lý và tiến bộ bởi bản chất của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mặc dù xuất phát từ quan hệ dân sự, lấy sự tự nguyện thỏa thuận của các bên làm căn cứ chủ yếu nhưng sự kiện pháp lý này là vẫn chịu sự quản lý và kiểm tra của Nhà nước. Ngoài ra, Luật hiện hành còn dự liệu thêm các trường hợp cấm kết hôn cụ thể hơn: cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể… Mặt khác, khi đưa ra những vi phạm, pháp luật cũng đưa ra những đường lối xử lý cụ thể đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm và thấu tình, đạt lý.

Mặc dù vậy, trải qua mười hai năm đưa vào áp dụng trong thực tế, với rất nhiều những thay đổi của xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình cũng đã bắt đầu bộc lộ những thiếu sót, gây ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng. Chương 2 của luận văn, chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn diện về pháp luật thực định, thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập gặp phải trên thực tế của các trường hợp kết hôn trái pháp luật khi vi phạm những điều kiện kết hôn quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay (Trang 41 - 42)